Luận Văn Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa: i
    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn iii
    MỤC LỤC . 1
    PHẦN MỞ ĐẦU . 3
    1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài . 3
    2. Lịch sử vấn đề . 5
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
    4. Phương pháp nghiên cứu 8
    5. Đóng góp của luận văn 9
    6. Cấu trúc của luận văn 9
    PHẦN NỘI DUNG
    Chương 1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong hành trình truyện ngắn đương đại
    1. Khái lược truyện ngắn sau 1975 10
    1.1. Đặc điểm truyện ngắn . 10
    1.2. Quan niệm về con người đa chiều 12
    2. Diện mạo truyện ngắn Nam bộ . 17
    2.1. Truyện ngắn Nam bộ - một dòng chảy trầm lặng . 17
    2.2. Thành tựu của truyện ngắn Nam bộ . 19
    3. Nguyễn Ngọc Tư - luồng gió mới của truyện ngắn Nam bộ . 22
    3.1. Sự khẳng định phong cách . 22
    3.2. Sự thể hiện QNNT về con người . 26
    Chương 2. Các kiểu con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
    1. Giới thuyết khái niệm QNNT về con người . 33
    2. Các kiểu con người 35
    2.1. Con người nghệ sĩ bế tắc, tuyệt vọng . 35
    2.2. Con người cô đơn - lạc lõng . 37
    2.3. Con người nữ bị cám dỗ . 45
    2.4. Con người với tình yêu và thù hận, tội ác, trừng phạt . 49
    3. Thông điệp từ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 53
    Chương 3. Những thủ pháp thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người
    trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
    1. Thủ pháp xây dựng nhân vật 56
    1.1. Mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật . 56
    1.2. Dòng ý thức nhân vật 58
    1.3. Nhân vật gắn bó với ngôn ngữ, không gian và văn hóa đặc trưng Nam bộ. 59
    2. Nghệ thuật trần thuật, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật . 65
    2.1.Nghệ thuật trần thuật . 65
    2.2. Điểm nhìn trần thuật . 69
    2.3. Giọng điệu trần thuật 71
    3. Kết cấu truyện 75
    PHẦN KẾT LUẬN 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
    1.1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư “đặc sản” Nam bộ
    Hiện nay trên văn đàn Việt Nam, trong số những gương mặt tiêu biểu của truyện ngắn đương đại, Nguyễn Ngọc Tư giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Tiếng tăm của chị vang xa trên văn đàn Việt Nam và xuyên qua một số nước ngoài. Người ta xem Ngọc Tư là một hiện tượng lớn của văn học nước nhà năm 2005 - 2006. GS. TS Trần Hữu Dũng (việt kiều Mỹ) gọi Ngọc Tư là “đặc sản” vì chị đã tạo ra điểm riêng ấn tượng nhất mà dẫu cuộc thi có cắt phách họ vẫn nhận ra.
    Lâu nay, có nhiều người cho rằng; văn học Nam bộ không thể nào sánh kịp văn học hai miền Bắc, Trung. Dòng văn học ấy ít về số lượng lẫn chất lượng, đánh giá như thế tưởng rằng nặng nề nhưng đó là sự thật. Mãi đến những năm đầu của thế kỷ XXI, Ngọc Tư làm cho độc giả cả nước ngạc nhiên. Chị khẳng định mình ngay từ tập truyện đầu tay và rất nhiều giải thưởng cao quý thuộc về chị: Ngọn đèn không tắt giải I - Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi hai mươi lần II năm (2000). Giải B - hội văn học Việt Nam với tập truyện Ngọn đèn không tắt năm (2001). Nhận tặng thưởng tác giả trẻ - Ủy Ban toàn quốc liên hiệp các hội VHNT Việt Nam - tập truyện Ngọn đèn không tắt. Được bình chọn một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm (2003) do Trung ương đoàn trao tặng. Truyện ngắn Cánh đồng bất tận được Hội nhà văn Việt Nam trao giải A (2006).
    Riêng Cánh đồng bất tận đã đưa tên tuổi Ngọc Tư leo lên đỉnh cao vinh quang trong lao động nghệ thuật. Chị trở thành một trong những nhà văn nổi bật nhất thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, góp phần đưa truyện ngắn đương đại lên một tầm cao mới. Các nhà nghiên cứu lí luận văn học, phê bình văn học đã ghi nhận; từ sau hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, văn học Việt Nam chờ đợi rất lâu mới có lại một cây bút tài hoa và làm nên dư luận, tên tuổi ấy là Nguyễn Ngọc Tư. Ai cũng ngạc nhiên hết sức vì ở nơi tận cùng đất mũi Cà Mau, sách báo yếu và thiếu lại tạo ra một bông hoa lạ, lạ đến mức bị kiểm điểm và đòi trục xuất chị ra khỏi quê hương. Mỗi một truyện ngắn của chị “được ví như một bữa ăn thịnh soạn nhưng hợp khẩu vị, làm cho mọi người ai cũng thấy vừa miệng, cách bày biện toàn “đặc sản” Nam bộ với chất liệu tươi tắn, mới mẽ” (15). Ông Huỳnh Công Tín chân thành nói: khi tôi bắt tay vào làm cuốn Từ điển từ ngữ Nam bộ tôi thấy rất khó khăn, nhưng khi vớ được truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói thật tôi mừng “như vớ được vàng”.
    Mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng chị đã toả sáng rực rỡ trên con đường văn học, điều này không phải cây bút nào cũng có được. Truyện của chị gây ra hai luồng dư luận khen chê, song điều quan trọng nhất bạn đọc yêu văn gọi chị “đặc sản” Nam bộ rất mới nhưng không quá lạ.
    1.2. Tầm quan trọng của quan niệm nghệ thuật (QNNT) về con người
    QNNT về con người là một vấn đề rất quan trọng của sáng tạo nghệ thuật, nếu không có QNNT về con người thì sẽ không có tác phẩm nghệ thuật. Vì từ khi con người xuất hiện trên trái đất cho đến nay, con người luôn được coi vấn đề số một. Con người luôn trăn trở nghĩ suy, luôn khao khát kiếm tìm con - người mình. Heidegger cho rằng: “Con người là kẻ duy nhất có khả năng tự vấn bản thân mình”. Vâng! bản thân con người vốn vô cùng phức tạp, đa sắc, đa màu và đa diện, nhà văn chỉ chạm đến nó chứ không sờ nắn, nắm bắt được bản thể con người trọn vẹn. Vì vậy, nhà văn cũng không thể nào khám phá tận cùng cái bí ẩn bên trong con người. Tập đại sử thi Mahabharata của Ấn Độ giáo có lời như sau: “Này, ta bảo cho các ngươi biết, bí mật của Mahabharata không có gì quý hơn con người”. Văn học lấy con người làm điểm tựa để nhìn ra thế giới và nhìn vào chính mình. Có vô số cách để thăm dò con người, thế nhưng con người vẫn mãi mãi là một bí mật, vì “con người là tận cùng của cái tận cùng” và “tận cùng biến đổi”.
    Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn phức tạp, phức tạp bắt nguồn từ QNNT về con người được chị phá vỡ nên đã gây ra “hiệu ứng” của hai luồng ý kiến khen chê dữ dội. Với truyện ngắn Cánh đồng bất tận, chị bị kiểm điểm và bị đòi trục xuất ra khỏi quê hương. Chúng tôi nhớ lại Những chuyện không muốn viết (1942) của Nam Cao - bài học ấy nay lại vận vào chị. Nhưng bạn đọc hôm nay thật công bằng, họ đánh giá chính xác, không a dua, không ăn theo. Vì họ biết: “Chừng nào chưa có sự đổi mới trong QNNT về con người thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau, chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu. Thật khó nói đến sự phát triển của tư duy nghệ thuật mà thiếu sự mở rộng, đào sâu các giới hạn trong QNNT về con người” (51, tr.196).
    Chị có mặt trong làng văn từ đầu thế kỷ XXI, khoảng thời gian chưa nhiều song địa vị Nguyễn Ngọc Tư trong nền văn học đương đại đã được xác định và được khẳng định dứt khoát. Chị có một vị trí không thể thiếu được khi nhắc đến truyện ngắn đương đại.
    2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
    Nguyễn Ngọc Tư chưa phải đỉnh cao của văn học, cũng chưa phải đỉnh cao chính mình. Nhưng chị đã độc sáng với chất lượng tác phẩm. Chị trở thành một hiện tượng của văn học trong nước, gây dư luân xôn xao trong năm 2005 - 2006, còn trẻ song chị có một vị trí tối quan trọng đối với văn học Nam bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Chính vì lẽ đó mà hầu hết những tác phẩm của chị đều gây nhiều chú ý trên văn đàn và được giới phê bình, lí luận quan tâm tìm hiểu và khám phá. Song nhà văn Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện chưa lâu nên những bài nghiên cứu chủ yếu nằm rãi rác trên các báo, chưa được tập hợp thành sách. Cho nên, về những bài nghiên cứu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi chia thành 2 nhóm dưới đây.
    2.1. Những bài nghiên cứu gián tiếp liên quan đến đề tài, gồm có:
    Hồ Anh Thái - Tuổi trẻ (22/11/2003), “Văn học hôm nay: trẻ trung đâu cần mỹ phẩm”. VnExpreess (11/7/03), Nguyễn Ngọc Tư “Tôi thèm được quất vài roi để lớn lên”. Hiền Hoà - Vnexpreess (21/1/04), “Nguyễn Ngọc Tư tôi không muốn ngủ quên vì giải thưởng”. Quang Vinh - Tuổi trẻ (9/3/04), “Nguyễn Ngọc Tư nhà văn của xóm rau bèo”. Trần Hoàng Thiên Kim - Hà Nội mới (10/5/04), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư “Qủa sầu riêng của trời”. Nhã Vân - Người lao động (2/8/04), “Đem chuyện phòng the ra viết, hổng dám đâu!”. Anh Vân - Evan (6/05), “Nguyễn Ngọc Tư “tôi viết như cảm xúc của mình”. Thanh Vân - Evan (27/9/05), “Nguyễn Ngọc Tư thử “xen canh” trên đất của mình”. Từ Nữ - Giáo dục và thời đại (6/10/05), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư “nhiều khi thấy ngạc nhiên về mình”. Phạm Xuân Nguyên - Tuổi trẻ (03/12/05) “Dữ dội và nhân tình”. Hạ Anh - Thanh niên (19/01/2006), “Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư - Quen mà lạ”. Nguyễn Thị Hồng Hà - Công an nhân dân (3/02/06), “Đằng sau thành công là gánh nặng”. Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau ra hai công văn (số 35 và số 41 - BC/TG), kiểm điểm nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (tác phẩm Cánh đồng bất tận).
    Ngoài những bài nghiên cứu này, trên Báo điện tử (Tuổi trẻ Online) tính từ ngày (7/4/2006) đến ngày (12/4/2006) có 868 ý kiến gửi đến online. Trong đó có 13 ý kiến phê phán - phản đối dữ dội, còn 855 ý kiến tấm tắc khen (Cánh đồng bất tận), tiêu biểu những bài viết: Hoàng Anh Thi (văn học ca ngợi cái tốt, cũng phải phê phán cái xấu), Trần Kim Trắc (Cánh đồng bất tận cái phao của lòng nhân ái). Phạm Xuân Nguyên (Thư ngắn gửi Nguyễn Ngọc Tư: Bài học Nam Cao), Nguyễn Hồng Kỳ (Đẹp xấu trong Cánh đồng bất tận, tiếng nói của độc giả ),Chu Tước (Cánh đồng bất tận quá thành công), Socnau (Kết truyện “Cánh đồng bất tận ”tàn nhẫn quá), Nguyễn Khắc Phê (Một thế giới nghệ thuật riêng) v.v .Nghiên cứu QNNT về con người không phải là mục đích của những bài viết này, nhưng khi tìm hiểu về Nguyễn Ngọc Tư, truyện ngắn và tạp văn của chị, họ đã gián tiếp đề cập đến vấn đề con người. Nhìn chung, các tác giả quan tâm đến những vấn đề sau: Hình tượng cánh đồng, mô hình tự sự, mô típ mối tình tay ba (gắn với cải lương),
    Nguyễn Ngọc Tư có mặt chưa lâu trên văn đàn văn học nhưng khi bước chân vào con đường văn nghiệp thì ngay lập tức có tiếng vang. Văn chị đủ sức lôi cuốn các nhà lí luận và phê bình văn học bởi phong cách riêng biệt không lẫn vào ai.
    2.2. Những bài nghiên cứu trực tiếp liên quan đến đề tài, gồm có:
    Trần Hữu Dũng (2004) - www.viet-studies.org/Nguyễn Ngọc Tư, “Nguyễn Ngọc Tư “đặc sản” Miền Nam”. Dạ Ngân (2004) - Văn nghệ trẻ (15), “Nguyễn Ngọc Tư - Điềm đạm mà thấu đáo”. Minh Phương (2004) - Nhân dân (ngày 31/5), “Đọc sách: “Nước chảy mây trôi” - Tập truyện ngắn và kí mới của Nguyễn Ngọc Tư”. Minh Thi (2004) - Lao động (ngày 11/4), “Nguyễn Ngọc Tư và những bộ mặt tâm trạng”. Hoàng Thiên Nga (2005) - Văn nghệ (39), “Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận”. Thảo Vy (2005) - Tạp chí văn hóa Phật giáo (11), “Nỗi đau trong cánh đồng bất tận”. Trần Phỏng Diều (2006) - Văn nghệ quân đội (647), “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”. Đặng Anh Đào (2006) - Văn nghệ (17-18), “Sự sống bất tận”. Nguyễn Văn Tám (2006) - Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học sư phạm Huế, Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Huỳnh Công Tín (2006) - Văn nghệ sông Cửu Long (15), “Nguyễn Ngọc Tư nhà văn trẻ Nam bộ”. Bùi Việt Thắng (2006) - Nghiên cứu văn học (7), “Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận”. Trần Văn Sỹ (2006) - Văn nghệ trẻ (15) “Bức tranh quê buồn tím ngắn”. Nguyễn Tý (2006) - Công an Tp. Hồ Chí Minh (ngày7/2), “Ngày đầu năm đọc “Cánh đồng bất tận” với sức hút kỳ lạ”. Đăng Vũ (2006) - Nhà văn (12), “Cổ tích trên cánh đồng bất tận”. Đoàn Ánh Dương (2007) - Nghiên cứu văn học (2), “Cánh đồng bất tận nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật”. Phạm Thuỳ Dương (2007) - Văn nghệ quân đội (661), “Cảm hứng cảm thương trong sáng tác Đỗ Bích Thuỷ và Nguyễn Ngọc Tư”.
    Với những bài viết trên, phần đa các tác giả - dù ít dù nhiều đều đề cập đến vấn đề con người ở một số bình diện như: Hình tượng người nghệ sĩ, nông dân, thế giới vịt và người, số phận con người trên những cánh đồng bất tận, Riêng vấn đề QNNT về con người cho đến nay, theo tư liệu chúng tôi có được thì những bài nghiên cứu trên đều dừng lại khảo sát ở một vài truyện ngắn, một vài luận điểm nhỏ lẽ chứ chưa nghiên cứu một cách thấu triệt và có tính hệ thống QNNT về con người. Tuy nhiên, tất cả những bài viết ấy là những gợi mở quý giá giúp ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
    Bản thân chúng tôi nhận thấy rằng, tác giả là một hiện tượng văn học, cái mới lạ, sự khen chê bao giờ cũng kích thích và gây hứng thú tìm tòi, khám phá. Biết rằng, một tác phẩm nghệ thuật có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Vì vậy, khi chọn đề tài này, chúng tôi cố gắng lĩnh hội các quan điểm, ý tưởng từ các bài viết của các tác giả đã đề cập, đồng thời mạnh dạn đưa ra những ý kiến, những cảm nhận riêng để có một cách nhìn hệ thống QNNT về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, nhằm góp thêm một cách nhìn mới về những giá trị trong truyện ngắn của chị.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Chúng tôi tập trung khảo sát 7 tập truyện sau: Ngọn đèn không tắt (2000), Ông ngoại (2001), Biển người mênh mông (2003), Giao thừa (2003), Nước chảy mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận (2005), và một số truyện ngắn in trên các báo. Qúa trình nghiên cứu người viết còn tham khảo hai tập tạp văn của chính tác giả. Ngoài ra người viết còn khảo sát thêm một số truyện ngắn khác để so sánh, đối chiếu.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
    4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
    Sử dụng phương pháp này là chúng tôi vận dụng thi pháp học để giải mã văn bản ngôn từ nhằm chỉ ra QNNT về con người được thể hiện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư như thế nào.
    4.2. Phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại
    So sánh đồng đại để làm nổi bật nét tương đồng khác biệt, đồng thời so sánh lịch đại để thấy được sự tiếp nối và đổi mới QNNT về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư với các nhà văn khác.
    4.3. Phương pháp thống kê, phân loại
    Với phương pháp này, chúng tôi chỉ ra được các loại con người khác nhau trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
    4.4. Ngoài những phương pháp trên luận văn còn sử dụng một số phương pháp liên ngành khác như: văn hóa, phân tâm học để khám phá một cách thấu triệt nhất vấn đề con người của tác giả.

    5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
    5.1. Về mặt lý luận, luận văn là một công trình nghiên cứu có hệ thống QNNT về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Từ đó, nó cho thấy tầm quan trọng của QNNT về con người - con người đóng vai trò trung tâm, không thể vắng mặt trong tác phẩm nghệ thuật. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu QNNT về con người, ta sẽ hiểu rõ ý đồ mà nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm và thông qua tác phẩm ta biết được tư tưởng nhà văn.
    5.2. Về mặt thực tiễn, Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Nó là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy chuyên đề văn học đương đại Việt Nam trong các trường trung học, cao đẳng và đại học. Ngoài ra, công trình chúng tôi còn có thể là một định hướng, một gợi mở đối với việc tìm hiểu và nghiên cứu QNNT về con người trong sáng tác của một tác giả cụ thể hoặc của nhiều tác giả viết truyện ngắn trong dòng văn học đương đại Việt Nam.
    6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành ba chương sau đây:
    Chương 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG HÀNH TRÌNH TRUYỆN NGẮN ĐƯƠNG ĐẠI
    Chương 2: CÁC KIỂU CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
    Chương 3: NHỮNG THỦ PHÁP THỂ HIỆN QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...