Tài liệu Quan niệm, đặc điểm cán bộ cấp xã [Tham khảo thực hiện Luận văn Thạc sỹ]

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan niệm, đặc điểm cán bộ cấp xã
    Sự nhận thức đối với quan niệm về cán bộ, công chức cấp xã ở Việt Nam cũng nằm trong sự vận động chung của quan niệm về cán bộ, công chức Việt Nam qua từng thời điểm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể như đã phân tích ở mục 1.1.1 của luận văn. Bên cạnh đó, quan niệm về cán bộ, công chức cấp xã có những đặc thù. Các quy định liên quan đến cán bộ, công chức xã được điều chỉnh bởi các văn bản như Quyết định số 112/HĐBT ngày 15/10/1981 quy định về chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã; Thông tư 477/TCCP ngày 10/12/1981 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 112/HĐBT ngày 15/10/1981; Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 quy định về số lượng và chế độ chính sách của cán bộ công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cấp xã; Thông tư 97/TTLB/TCCP-BTC ngày 16/8/1995 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995. Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 không quy định cụ thể về cán bộ, công chức cấp xã mà chỉ quy định chung về cán bộ, công chức. Trong các văn bản trên chỉ rõ những chức danh nào là cán bộ công tác tại xã được hưởng sinh hoạt phí chứ không nêu khái niệm về cán bộ và công chức cấp xã. Trải qua một thời gian tương đối dài, lực lượng cán bộ, công chức cấp xã chưa được quan tâm đúng mức.
    Năm 2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 mới quy định chung về cán bộ, công chức cấp xã: Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm:
    g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
    h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã (Khoản 1, Điều 1, Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003).
    Mặc dù quy định trên cũng chưa phân định rõ quan niệm về cán bộ và công chức cấp xã nhưng trên cơ sở tiêu chí chung để phân biệt giữa cán bộ và công chức và Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về cán bộ, công chức cấp xã thì chúng ta vẫn có thể xác định được những đối tượng là cán bộ, công chức cấp xã. Cán bộ cấp xã bao gồm cán bộ chuyên trách và không chuyên trách. Cán bộ chuyên trách gồm:
    1. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp xã), gồm có các chức vụ sau đây:
    a) Bí thư, Phó Bí thư đảng uỷ, Thường trực đảng uỷ (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng), Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập đảng uỷ cấp xã);
    b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
    c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
    d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
    Cán bộ không chuyên trách gồm:
    a) Trưởng Ban Tổ chức đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và 01 cán bộ Văn phòng Đảng uỷ;
    b) Phó Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy);
    c) Phó Chỉ huy trưởng quân sự;
    d) Cán bộ kế hoạch - giao thông - thuỷ lợi - nông, lâm, ngư, diêm nghiệp;
    đ) Cán bộ lao động - thương binh và xã hội;
    e) Cán bộ dân số - gia đình và trẻ em;
    g) Thủ quỹ - văn thư - lưu trữ;
    h) Cán bộ phụ trách đài truyền thanh;
    i) Cán bộ quản lý nhà văn hoá;
    k) Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc; Phó các đoàn thể cấp xã: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh;
    l) Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
    (Trích khoản 3, điều 2, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 23/10/2003 quy định về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã).
    Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã quy định cụ thể cán bộ và công chức xã tại Điều 4 và Điều 61: là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...