Tiểu Luận Quan niệm của triết học Mác-Lênin về bản chất quá trình nhận thức

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    A. PHẦN MỞ ĐẦU 2

    B. PHẦN NỘI DUNG 3

    1. Bản chất của quá trình nhận thức. 3

    1.1. Quan niệm của các trào lưu triết học trước C.Mác về nhận thức. 3
    1.2. Quan niệm của triết học Mác-Lênin về bản chất quá trình nhận thức. 4
    1.3. Các cấp độ của quá trình nhận thức. 6
    1.3.1. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. 6
    1.3.2. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận. 9
    1.3.3. Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học. 11
    2. Thực tiễn. 12
    2.1. Khái niệm thực tiễn. 12
    2.2. Các hình thức của hoạt động thực tiễn. 14
    3. Vấn đề chân lý. 16
    3.1. Khái niệm chân lý. 16
    3.2. Các tính chất của chân lý. 16
    3.2.1. Tính khách quan. 16
    3.2.2. Tính tuyệt đối và tính tương đối 17
    3.2.3. Tính cụ thể. 18
    3.2.3. Về tiêu chuẩn của chân lý. 18
    4. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. 21
    4.1. Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức. 21
    4.2. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. 22
    C. KẾT LUẬN 30
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

    A. PHẦN MỞ ĐẦU Ra đời từ những năm 40 của thế kỷ thứ 19, cho đến nay những nguyên lý lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn còn giữ nguyên giá trị lí luận và thực tiễn của nó. Và có thể nói rằng, mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn là một trong những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và của lí luận nhận thức mác xít nói riêng. Quán triệt mối quan hệ đó, và đặc biệt là về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, đặc biệt là nhận thức khoa học là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động cách mạng.
    Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi mà đất nước ta đang trên con đường đổi mới đầy khó khăn phức tạp. Hơn nữa, trong bối cảnh mà đất nước ta, theo xu hướng tất yếu của thời đại, đang ngày càng thâm nhập một cách chủ động ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa bên cạnh đem đến cho chúng ta nhiều thời cơ, nhiều thuận lợi để phát triển về mọi mặt nhằm theo kịp sự phát triển chung của khu vực và thế giới. Ngược lại, toàn cầu hóa hiện nay, mà trước hết là toàn cầu hóa về mặt kinh tế, và như một tất yếu là toàn cầu hóa về mặt chính trị, văn hóa, cũng đem lại cho chúng ta không ít những khó khăn và thử thách. Đòi hỏi trước mắt cũng như trong thời gian sắp tới chúng ta phải không ngừng đổi mới về nhiều mặt, trong đó có đổi mới tư duy lí luận, kịp thời tổng kết thực tiễn xây dựng hệ thống lí luận có tầm nhìn lâu dài và đưa ra những chủ trương và đường lối đúng đắn đúng đắn, kịp thời góp phần cho đất nước bắt kịp tốc độ phát triển của thời đại và đưa đất nước tiến nhanh và vững chắc hơn nữa trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một lần nữa tìm hiểu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, làm rõ mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn, đặc biệt là vai trò của nhân tố thực tiến đối với quá trình nhận thức sẽ giúp cho chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn những nguyên lý cơ bản của triết học mác xít nhằm củng cố lòng tin, mài sắc tư duy lý luận chính trị, đóng góp vào quá trình tổng kết, phát triển lí luận trong công cuộc đổi mới của đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...