Tiểu Luận Quan niệm của mác về con người trong tác phẩm bản thảo kinh tế - triết học 1844

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUAN NIỆM CỦA MÁC VỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM “BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC 1844”

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Con người từ lâu đã trở thành đối tượng và mục đích nghiên cứu của nhiều ngành khoa học và trong đó không thể không nhắc tới triết học. Trong hệ thống triết học từ xưa đến nay, từ triết học cổ đại đến triết học hiện đại; từ triết học phương Đông đến triết học phương Tây, người ta đều có thể tìm thấy ít hay nhiều những quan niệm khác nhau về con người. Nếu như triết học Trung Hoa cổ đại quan tâm đến vấn đề bản tính con người như Nho gia cho rằng bản tính con người là thiện, Pháp gia cho rằng bản tính con người là bất thiện, Đạo gia nhấn mạnh bản tính tự nhiên của con người thì trong triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại con người được xem là khởi đầu của tư duy triết học, con người là một tiểu vũ trụ trong vũ trụ bao la, hay con người là thước đo của vạn vật.
    Do những điều kiện sinh hoạt của con người, nội dung, ý nghĩa đời sống của con người luôn luôn biến đổi. Bởi vậy, ở mỗi thời đại khác nhau lại đặt ra và giải quyết vấn đề này một cách khác nhau và đem lại những giá trị mới trong nhận thức về con người. Chính vì thế mà đề tài về con người vẫn luôn mới mẻ và sẽ không bao giờ kết thúc.
    Từ thời cổ đại xa xưa con người đã tìm câu trả lời về bản thân mình. Các nhà triết học trước đây đã cố gắng tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “con người là gì?”, “bản chất của con người là gì?”, “ý nghĩa cuộc sống của con người là gì?” Các trào lưu triết học khác nhau lại đưa ra những quan niệm khác nhau, những kiến giải khác nhau về vấn đề con người, và do đó có các cách giải thích khác nhau về bản chất con người, vai trò của con người trong thế giới và mối quan hệ giữa con người và xă hội.
    Trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc và phê phán những tư tưởng của các bậc tiền bối, Mác và Ăngghen đã xây dựng một học thuyết độc đáo, khoa học về con người. Mác, Ăngghen và Lênin đều hướng tới việc giải quyết những nội dung liên quan đến bản chất con người là gì?, vị trí, vai trò của con người đối với thế giới như thế nào?, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong đời sống hiện thực của con người Tất cả những vấn đề trên xét về thực chất đó là học thuyết giải phóng con người, hướng tới mục đích vì con người – chủ thể của lịch sử. Nó cũng thể hiện bản chất cách mạng và khoa học của triết học Mác – Lênin. Và cho đến nay học thuyết ấy vẫn còn nguyên giá trị của nó.
    Trong những thập kỉ gần đây, quan niệm “con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển” đã được thừa nhận trên quy mô toàn cầu. Trong Báo cáo phát triển Con người toàn cầu (HDR) đầu tiên năm 1990, Tổ chức Liên hợp quốc (viết tắt là UNDP) đã tuyên bố: “Con người là của cải thực sự của quốc gia. Con người là trung tâm của sự phát triển”. Đây được coi là nguyên lý cơ bản đầu tiên, là tôn chỉ hoạt động của UNDP. Và ở Việt Nam trong những năm gần đây quan niệm coi con người là trung tâm đã trở thành cách nhìn, cách nghĩ có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà lý luận và các nhà hoạt động chính trị - xã hội. Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng xác định “con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển; một tư tưởng nổi bật của đường lối đổi mới, của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa là xây dựng và phát huy nhân tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội”. Bởi vậy chúng ta càng cần quan tâm đến việc làm sao để có được những nhận thức đầy đủ về con người, để xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu của công cuộc kiến thiết đất nước. Để làm được điều đó, một mặt, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu những di sản của những tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác để tìm ra những quan niệm về con người còn đúng đắn, còn giá trị. Mặt khác, chúng ta cần phải biết kết hợp những giá trị ấy với những tri thức và thành tựu khoa học hiện đại về con người. Đây là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện, phương pháp và tư tưởng.
    Hơn nữa khi xem xét những quan niệm cụ thể của chủ nghĩa Mác về con người, không ít học giả phương Tây cho rằng không có học thuyết con người trong chủ nghĩa Mác. Đúng là Mác, Ăngghen, Lênin không để lại một tác phẩm riêng nào bàn về con người. Đó là do mục tiêu và điều kiện đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản khiến cho các ông không có đủ thời gian bàn một cách chi tiết, hệ thống về vấn đề con người. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu những tác phẩm của Mác – Ăngghen một cách thấu đáo, đặc biệt là những tác phẩm trước năm 1844 đến những tác phẩm cuối đời của các ông thì chúng ta có thể khẳng định rằng vấn đề con người luôn xuất hiện và chi phối những sáng tạo của các ông. Và theo quan điểm của chủ nghĩa Mác thì có vấn đề nào của lịch sử, của xã hội mà lại không phải là vấn đề của con người. Chúng ta có thể nói “CON NGƯỜI” “có mặt” trong tất cả các bộ phận của chủ nghĩa Mác. Như vậy việc nghiên cứu tác phẩm của Mác, nghiên cứu quan niệm về con người của ông là thêm một lần nữa chúng ta khẳng định “chủ nghĩa Mác không bỏ rơi con người”.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Quan niệm của Mác về con người trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”” làm luận văn cao học của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Vấn đề con người trong lịch sử triết học là một đề tài lớn đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu vấn đề này như:
    + Nhóm các tác giả nghiên cứu về đề tài con người trong lịch sử triết học:
    1, Tác giả Vũ Minh Tâm: “Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học”
    2, PGS.TS Hồ Sỹ Quý: “Con người và phát triển con người”
    3, GS. Nguyễn Hữu Vui: “Lịch sử triết học”
    + Nhóm các tác giả nghiên cứu quan niệm của Mác về con người
    1, Hồ Sỹ Quý: “Con người và phát triển con người trong quan niệm của Mác và Ăngghen”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...