Chuyên Đề Quan niệm của hồ chí minh về các đặc trưng và về bản chất của chủ nghĩa xã hội

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ VỀ BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI


    Bài báo dài 32 trang:
    1. Về các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội
    Ngay khi vừa thành lập vào tháng 2 năm 1930, trong "Chánh cương vắn tắt của Đảng", Đảng ta đã khẳng định con đường đi lên của cách mạng Việt Nam là "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản"(1).
    Đường lối cơ bản này đã tiếp tục được khẳng định và nói rõ trong "Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương" được soạn thảo vào tháng 10 năm 1930. Song cả "Chánh cương vắn tắt" lẫn "Luận cương chánh trị" của Đảng đều không nói xã hội cộng sản là gì? Vì sao vậy? Có lẽ vì lúc ấy mục tiêu trước mắt của chúng ta đang là "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng".
    Sau khi giành được thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chúng ta gần như ngay lập tức đã buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ chống thực dân Pháp để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Có lẽ chính vì vậy mà trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, kể cả tại Đại hội II của Đảng vào năm 1951, chúng ta vẫn chưa có dịp để bàn nhiều về xã hội xã hội chủ nghĩa tương lai. Điều chúng ta cần tập trung tinh lực để thực hiện lúc bấy giờ là giành cho được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Mặc dầu vậy, vào tháng 3-1948, Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 5 đã nêu ra ba điều kiện mà một nước dân chủ mới phải có để tiến lên chủ nghĩa xã hội là:
    - Quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản phải vững chắc;
    - Thành phần kinh tế xã hội hóa ngày càng được mở rộng và đủ khả năng lấn át kinh tế tư nhân;
    - Phải có được sự giúp đỡ của các nước dân chủ mới khác và của những nước đã xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa.
    Những điều kiện này, đặc biệt là điều kiện thứ hai, đã cho thấy thấp thoáng bóng dáng một số đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa theo định nghĩa của V.I. Lênin.
    Năm 1953, đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ chính trị của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân để chuẩn bị cho việc chuyển sang giai đoạn mới của cách mạng - giai đoạn tập trung xây dựng đất nước sau khi kết thúc thắng lợi công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Hồ Chí Minh đã viết một loạt bài báo được công bố năm 1953, sau tập hợp lại thành cuốn "Thường thức chính trị", được in vào năm 1954. Cuốn sách đã giải đáp hàng loạt câu hỏi thuộc lĩnh vực chính trị học, trong đó có các câu hỏi về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trong mục về "chủ nghĩa xã hội", Hồ Chí Minh viết:
    "Mục đích của Đảng là lãnh đạo nhân dân kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công, thực hiện dân chủ mới, tiến đến chủ nghĩa xã hội, rồi đến chủ nghĩa cộng sản.
    Cộng sản là gì? Lênin đã trả lời rất giản đơn vắn tắt: Cộng sản là nhà máy, ruộng đất đều là của chung; lao động cũng chung của toàn dân.
    Cộng sản là không có chế độ tư hữu, không có giai cấp áp bức bóc lột. Là của cải đều là của chung, sức sản xuất rất cao, nhân dân lao động hoàn toàn giải phóng và sống rất tự do, sung sướng.
    Cộng sản có hai giai đoạn.
    Giai đoạn thấp, tức là chủ nghĩa xã hội. Giai đoạn cao, tức là chủ nghĩa cộng sản.
    Hai giai đoạn ấy giống nhau ở nơi: Sức sản xuất đã phát triển cao; nền tảng kinh tế thì tư liệu sản xuất đều là của chung; không có giai cấp áp bức bóc lột.
    Hai giai đoạn ấy khác nhau ở nơi: Chủ nghĩa xã hội vẫn còn chút ít vết tích xã hội cũ. Xã hội cộng sản thì hoàn toàn không còn vết tích xã hội cũ.
    Ở Liên Xô, năm 1936 đã tuyên bố chủ nghĩa xã hội thành công; ngày nay đang tiến mạnh sang giai đoạn chủ nghĩa cộng sản.
    Căn cứ theo tình hình thực tế ở Liên Xô, thì thấy đặc điểm của chủ nghĩa xã hội là:
    1. Công cụ sản xuất và tư liệu sản xuất đều là của chung. Ở nông thôn thì có nông trường chung. Ngoài nông trường, nông dân vẫn có ít của riêng như: nhà ở, lợn gà, vườn trồng rau, một con bò sữa, nghề phụ, v.v
    2. Tư bản, địa chủ, phú nông không có nữa.
    Chỉ có công nhân và nông dân. Không ai bóc lột họ; cố nhiên họ cũng không bóc lột ai.
    Khoa học ngày càng phát triển, máy móc ngày càng nhiều, cho nên công nhân và nông dân ngày càng đỡ khó nhọc.
    3. Nguyên tắc sinh hoạt là: "Ai không làm thì không được ăn" và "làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít".
    4. Kinh tế có kế hoạch. Cả nước có một kế hoạch chung. Mỗi ngành theo kế hoạch chung đó mà đặt kế hoạch riêng: Sản xuất thứ gì và bao nhiêu. Mục đích là nâng cao đời sống của nhân dân và củng cố quốc phòng của Tổ quốc. Do kinh tế có kế hoạch, mà không có nạn khủng hoảng, không có nạn thất nghiệp; mà sức sản xuất thì phát triển mau chóng.
    5. Không có sự đối lập giữa thành thị và thôn quê, giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Vì thôn quê ngày càng văn minh, nông thôn ngày càng thông thái.
    Đặc điểm của chủ nghĩa xã hội tóm tắt là như vậy (1)
    Trong mục về chủ nghĩa cộng sản, Hồ Chí Minh viết:
    "Chủ nghĩa xã hội tiến lên cao nữa là chủ nghĩa cộng sản.
    Đồng chí Xtalin nói: chủ nghĩa xã hội tiến sang chủ nghĩa cộng sản, cần có ba điều:
    1. Mọi ngành sản xuất phát triển rất cao và không ngừng.
    2. Nông trường công cộng biến dần thành của chung cả nhân dân.
    3. Nâng văn hóa lên thật cao (bớt giờ làm việc, mỗi ngày chỉ làm độ 5, 6 giờ, để cho mọi người đủ thì giờ học văn hóa và kỹ thuật).
    Đồng thời phải tăng lương bổng cho công nhân và công chức, tiếp tục giảm giá hàng, luôn luôn nâng cao mức sinh hoạt của mọi người.
    Dưới chế độ cộng sản, nguyên tắc là "Mọi người làm hết tài năng; ai cần dùng gì có nấy".

    Đến ngày cộng sản thực hiện khắp thế giới, thì sẽ không còn giai cấp chống nhau, dân tộc chống nhau; sẽ hết áp bức, hết chiến tranh. Toàn thế giới sẽ sống như anh em. Mọi người đều tự do, bình đẳng, sung sướng.
    Lúc đó, thì bộ máy nhà nước cũng không cần nữa. Song xã hội vẫn cần có những cơ quan để lãnh đạo công việc kinh tế và văn hóa; chứ không phải cộng sản là hoàn toàn không tổ chức, không kỷ luật"(1).
    Đây là tác phẩm đầu tiên và có lẽ là duy nhất của Hồ Chí Minh nói rõ quan niệm của Người về các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản căn cứ vào chỉ dẫn của các tác gia kinh điển và đặc biệt là vào thực tiễn chủ nghĩa xã hội hiện thực của Liên Xô cho đến lúc bấy giờ.
     
Đang tải...