Báo Cáo Quan niệm con người trong triết học nhân bản phương tây hiện đại

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    QUAN NIỆM CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC NHÂN BẢN PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
    LỜI NÓI ĐẦU


    Hiện nay, có thể nói vấn đề con người nổi lên ở vị trí trung tâm trong những suy tư của nhân loại. Sự ra tăng ngày càng lớn của những quan điểm ngày càng lớn về vấn đề con người, không chỉ từ phía các nhà khoa học mà cả từ phía các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý đương nhiên gắn liền vai trò quyết định của nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của sự phát triển xã hội, đặc biệt trong thời đại ngày nay. Để có phương hướng nhận thức và giải quyết đúng đắn những vấn đề liên quan đến con người, đối với chúng ta có một điều kiện không thể thiếu là phải nắm được những quan điểm cơ bản về con người và phương pháp luận nghiên cứu con người trong triết học Marx. Tuy nhiên đã có không ít những ý kiến, cách hiểu trái ngược nhau về vấn đề bản chất con người trong triết học Marx. Đã có nhiều nhà triết học phương tây tuyên bố rằng: chủ nghĩa Marx bỏ quyên con người, một số người ít cực đoan hơn thì cho rằng Marx chỉ bàn đến con người trong những tác phẩm thời trẻ. Nói như thế về thực chất cũng là phủ nhận học thuyết con người của chủ nghĩa Marx. Chính vì vậy việc nghiên cứu quan niệm về con người trong triết học nhân bản phương tây hiện đại sẽ giúp chúng ta có được một cái nhìn đúng đắn và những giá trị mà triết học Marx đạt được trong quan niệm của mình.


    Cùng đi đến thực hiện lý tưởng nhân văn, nhân đạo mà loài người đã đi tìm, đã khát khao, xây dựng; triết học của hai học thuyết này cùng chỉ tiếp tục cái công việc mà Hêrclit và Aritxtot đã bắt đầu nhưng lý luận và phương pháp luận của triết học nhân bản phương tây hiện đại là siêu hình, duy tâm, nên quan điểm đó nó mang tính chất phi lý, phi khoa học, cực đoan, thiên về giải mã, thổi phồng mặt sinh học, tâm lý để tìm cái bản chất của con người. Triết học Marx với lập trường duy vật và phương pháp biện chứng duy vật triệt để đã thực sự soi sáng những vấn đề về con người và bản chất của nó mà từ lâu đã bị “khoá thiêng”. Tuy có sự khác biệt căn bản song hai hệ thống triết học này cũng có đôi nét tương đồng: đều kế thừa di sản triết học truyền thống của nhân loại, đều vạch trần và muốn khắc phục mâu thuẫn và khủng hoảng của xã hội tư bản chủ nghĩa; đều bàn đến vấn đề con người và bản chất của nó, cải tạo xã hội và phát triển con người. Chúng đối lập, khác nhau ở lập trường, phương pháp và nội dung luận giải khác nhau đem lại hiệu quả thực tiễn khác nhau. Triết học nhân bản phương tây hiện đại là một xu hướng tiết học duy tâm. Về mặt lý luận nó chống lại quan điểm về bản chất con người của chủ nghĩa Mác. Về mặt chính trị- tư tưởng, nó chống lại phongểuào công nhân và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời hệ thống triết học này con có tham vọng nâng “con người siêu nhiên” và “toàn năng” thành đối tượng chính của triết học, thành nhiệm vụ căn bản của triết học duy tâm – tư sản. Song triết học nhân bản phương tây là học thuyết triết học của lịch sử xã hội phương tây hiện đại và khoa học kỹ thuật ở tầm mới, trong thời kỳ mà tri thức nhân loại đạt được nhiều thành tựu mới. Vì thế ta không thể phủ nhận là nó mang chứa ít nhiều “hạt quý” trong hỗn lộn và mênh mông một “sa mạc cát” nghèo sức sống.


    Vì lý do trên đây em đã chọn đề tài này làm đề tài niên luận của mình.
    Vấn đề con người là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả. Trong nước đã có các công trình nghiên cứu sau:
    - GS. Trần Đức Thảo: “Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người”, NXB TP.HCM, 2000​- Vũ Minh Tâm: “Tư tưởng triết học về con người”, NXB Giáo dục. HN, 1996​- An Mạnh Toàn: “Con người, những ý kiến mới về một đề tài cũ” NXB Sự thật, HN 1986.

    ​Những công trình nghiên cứu trên đã phân tích khái quát chung nhất và làm sáng tỏ vấn đề bản chất con người trong triết học. Tuy nhiên do nội dung đó quá phong phú, rộng lớn và phức tạp của bản thân vấn đề. Hơn nữa, con người là vấn đề xuyên suốt toàn bộ sự phát triển của toàn bộ loài người, nó được phát triển không ngừng cả về mặt chất và lượng. Vì vậy vấn đề con người cần phải được làm sáng tỏ và tiếp tục nghiên cứu.


    Phạm vi nghiên cứu:


    Với triết học Marx chúng em đi vào tìm hiểu những quan niệm của ông về bản chất con người thông qua một số luận điểm trong một số các tác phẩm kinh điển của Marx: “Bản thảo kinh tế - 1844”, “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Heghel”, “Hệ tư tưởng Đức”, “Luận cương về PhoiơBắc” Ở đây, chúng em không có tham vọng mở rộng đề tài để tìm hiểu những quan điểm của Marx. Với triết học nhân bản phương tây hiện đại, chúng em đi vào tìm hiểu những trào lưu triết học đại diện.

    [TABLE="width: 500"]
    [TR]
    [TD]MỤC LỤC[/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG I: QUAN NIỆM CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC NHÂN BẢN PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI[/TD]
    [TD]4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Quan niệm về bản chất con người trong phân tâm học của Sigmund Freud[/TD]
    [TD]4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Quan niệm của chủ nghĩa thực dụng về bản chất con nguời[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Quan niệm của chủ nghiã hiện sinh về bản chất con người[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. Quan niệm của chủ nghĩa nhân học triết học về con người
    [/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG II: QUAN NIỆM CỦA MARX VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI[/TD]
    [TD]12[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Bản chất con người – tổng hoà các quan hệ xã hội[/TD]
    [TD]12[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Vận dụng quan điểm chủ nghĩa Marx về bản chất con người trong xây dựng con người Việt Nam của thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá[/TD]
    [TD]24[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [TD]35[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...