Luận Văn Quản lý xuất nhập khẩu phế liệu lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quản lý xuất nhập khẩu phế liệu lý luận và thực tiễn

    1. Lý do chọn đề tài 1


    2. Tình hình nghiên cứu 2


    3. Mục đích nghiên cứu 2


    4. Phạm vi nghiên cứu 2


    5. Phương pháp nghiên cứu .2


    6. Kết cấu đề tài 3


    PHẦN NỘI DUNG


    CHƯƠNG 1: KHẮT QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU TẠI VIỆT NAM


    1.1. Một số khái niệm 4


    1.1.1. Môi trường - Hoạt động bảo vệ môi trường .4


    1.1.2. Xuất nhập khẩu - Tạm nhập tái xuất 9


    1.1.3. Phế liệu - Chất thải - Chất thải nguy hại 10


    1.2. Khái quát tình hình xuất nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam 14


    1.2.1. Lợi ích từ hoạt động xuất nhập khẩu phế liệu .14


    1.2.2. Tình hình xuất nhập khẩu phế liệu 16


    1.2.3. Sự tác động đối với môi trường từ hoạt động xuất nhập khẩu phế liệu .16


    CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU


    2.1. Yêu cầu đối với việc nhập khẩu, tạm nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh phế liệu .19


    2.2. Đối tượng và điều kiện kinh doanh nhập khẩu phế liệu 19


    2.3. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan trong hoạt động xuất


    nhập khẩu phế liệu 21


    2.3.1. Thủ tục hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu phế liệu 21


    2.3.2. Kiểm tra hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu phế liệu 22

    2.3.3. Giám sát hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu phế liệu 24


    2.4. Xử lý vi phạm pháp luật trong xuất nhập khẩu phế liệu 25


    2.4.1. Xử lý vi phạm hành chính trong xuất nhập khẩu phế liệu .25


    2.4.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong xuất nhập khẩu phế liệu 28


    2.5. Việt Nam với việc thực thi Công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới .32


    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU


    3.1. Thực trạng việc quản lý xuất nhập khẩu phế liệu 37


    3.1.1. Bất cập trong quản lý xuất nhập khẩu phế liệu .37


    3.1.2. Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong quản lý xuất nhập khẩu phế liệu .39


    3.2. Kiến nghị biện pháp khắc phục 42


    3.2.1. Biện pháp pháp lý .42


    3.2.2. Biện pháp kinh tế .46


    3.2.3. Biện pháp tuyên truyền giáo dục ý thức môi trường .47


    KÉT LUẬN .49

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Sự phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với mối quan hệ giữa con người và môi trường. Môi trường là cái nôi sinh ra con người, sinh ra các nền văn hóa, văn minh nhân loại. Môi trường chứa đựng những nguồn tài nguyên mà con người cần cho cuộc sống bản thân cũng như sản xuất. Môi trường là không gian chứa đựng những giá trị chất lượng, giá trị thẩm mỹ mà con người mong muốn được bảo toàn. Tuy nhiên, trong quá tình tác động vào môi trường nhằm phát triển kinh tế và phục vụ đời sống sinh hoạt của mình, con người lại không quan tâm đúng mức đến những giá trị của môi trường và việc bảo vệ môi trường.


    Việt Nam đang từng bước trở thành một nước phát triển với nền kinh tế lấy công nghiệp làm nền tảng, nhưng để phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng thì ngoài việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất thì tìm nguồn nguyên liệu sản xuất cũng là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm. Trước thực tế các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt thì việc tận dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đang là một xu thế. Nhằm mục đích tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể chủ động trong việc tìm nguồn nguyên liệu sản xuất, Nhà nước đã cho phép xuất nhập khẩu phế liệu. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý xuất nhập khẩu phế liệu Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu phế liệu nhằm mục đích vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường và hạn chế ô nhiễm môi trường từ hoạt động xuất nhập khẩu phế liệu. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã xuất hiện nhiều bất cập, bên cạnh các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định pháp luật thì nhiều doanh nghiệp đã bất chấp lợi ích môi trường để kiếm lợi riêng từ hoạt động xuất nhập khẩu phế liệu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường do xuất nhập khẩu phế liệu có chiều hướng gia tăng, công tác quản lý xuất nhập khẩu phế liệu gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do quy định pháp luật trong lĩnh vực này chưa chặt chẽ. Đây là đề tài mang tính cấp thiết cần được nghiên cứu dưới gốc độ khoa học luật nhằm hoàn thiện, bổ sung cơ sở pháp lý, giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý trong hoạt động xuất nhập khẩu phế liệu. Chính vì lẽ đó người viết chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp của mình

    2. Tình hình nghiên cứu


    Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý trong công tác quản lý và xử lý vi phạm pháp luật môi trường nói chung. Tuy nhiên, trong hoạt động xuất nhập khẩu phế liệu người viết chưa tìm thấy một công trình nghiên cứu khoa học pháp lý nào mang tính nền tảng, vấn đề ô nhiễm môi trường trong hoạt động xuất nhập khẩu phế liệu là một vấn đề không mới, để giải quyết vấn đề này cần có nhiều biện pháp và phải được được thực hiện một cách đồng bộ. Một trong những biện pháp nói trên chính là công cụ pháp lý. Nhưng, hiệu quả từ việc thực hiện các văn bản pháp luật trong quản lý xuất nhập khẩu phế liệu chưa cao. Do đó, việc nghiên cứu khả năng áp dụng và những bất cập trong khi áp dụng các văn bản pháp luật nói trên là cần thiết.


    3. Mục đích nghiên cứu


    Thông qua việc tìm hiểu, phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam trong quản lý xuất nhập khẩu phế liệu nhằm tìm ra những bất cập trong quá trình áp dụng các văn bản pháp luật này. Từ đó, bổ sung hoàn thiện một số quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý xuất nhập khẩu phế liệu.


    4. Phạm vỉ nghiên cứu


    Trong bài viết này người viết tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau: khái niệm, đặc điểm, bản chất của hoạt động xuất nhập khẩu phế liệu; các quy định pháp luật trong quản lý xuất nhập khẩu phế liệu. Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu lên những bất cập trong quản lý xuất nhập khẩu phế liệu, đồng thời đưa ra những giải pháp mang tính pháp lý đế khắc phục những bất cập nêu trên.


    5. Phương pháp nghiên cứu


    Nhằm tìm hiểu và hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất, người viết đã sử dụng một vài phương pháp để làm công tác phục vụ cho việc nghiên cứu của mình như sau:


    - Phương pháp phân tích luật viết dùng để tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành;


    - Phương pháp phân tích chứng minh, so sánh, đối chiếu, vận dụng các quy định pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu phế liệu;


    - Phương pháp tổng hợp thống kê, sử dụng các trang website để tìm kiếm tài liệu đồng thời vận dụng các tài liệu của các nhà nghiên cứu, các tạp chí chuyên ngành.


    6. Kết cấu đề tài


    Đề tài bao gồm các phần sau: Lời mở đầu, nội dung chính, kết luận, tài liệu tham khảo.

    * Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương :


    - Chương 1: Khái quát tình hình xuất nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam.


    - Chương 2: Pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phế liệu.


    - Chương 3: Thực trạng việc quản lý xuất nhập khẩu phế liệu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...