Tiểu Luận Quản lý, xây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao số lượng, chất lượng họ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu.

    1/Lý do chọn đề tài:

    Quan điểm lãnh đạo của Đảng ta là: cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”, đặc biệt năm học này là năm học thứ 2 thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung của bộ giáo dục và đào tạo, với mục đích khẳng định là chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, chống hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp, nâng cao thực chất chất lượng dạy và học, bên cạnh việc quan trọng là đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đại trà, ngành giáo dục cũng đã đề cao yêu cầu việc bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đã được cụ thể hóa ở từng cấp học, bậc học.

    Ở bậc THCS chính là việc bồi dưỡng học sinh giỏi để tạo nguồn nhân tài cho các cấp học tiếp theo.

    Nhận thức rõ vấn đề này, trên cơ sở bản thân còn trẻ, có lòng nhiệt tình say mê công tác chỉ đạo, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường.

    Trong những năm học trước, thực trạng về phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường còn yếu, còn chưa được kích thích có nhiều lý do trong đó phải kể đến là: Đội ngũ giáo viên chưa thực sự yêu nghề, nhiệt tình trong công việc. Nhiều giáo viên trẻ trình độ kiến thức có nhưng chưa mạnh dạn lao vào cuộc, coi việc bồi dưỡng học sinh giỏi còn nhẹ. Mặt khác là một trường nhỏ số lượng học sinh chỉ dao động trên dưới 300 học sinh. Chính vì vậy để chọn được một đội tuyển HSG cho các môn học trong nhà trường thực chất là vất và khó khăn.

    Thứ nhất là:

    Sảy ra hiện tượng một em được chọn tham gia bồi dưỡng nhiều môn.

    Thứ hai là:

    Khó đảm bảo chọn đủ số lượng HSG ở các môn học mà Phòng giáo dục tổ chức thi.

    Tuy nhiên, tất cả những khó khăn khi làm công tác quản lý chúng ta biết phân tích từng nguyên nhân, chúng ta sẽ tìm được biện pháp khắc phục cho các nguyên nhân đó, hơn nữa nếu khó mà chúng ta quyết tâm vào cuộc dành kết quả thì chúng ta sẽ hoàn thiện hơn, trưởng thành hơn.

    Từ năm học 2006-2007 sở GD, Phòng giáo dục đưa công thức tính kết quả học sinh giỏi của các trường thật cụ thể, khoa học và đánh giá thi đua của các trường căn cứ chính vào kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, BGH các nhà trường phấn khởi hết mình xây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi của trường mình và coi đây là một nhiệm vụ quan trọng.

    Mặt khác đội ngũ chuyên viên phòng giáo dục hyuyện nhà trẻ nhiều kinh nghiệm đã có sự chỉ đạo cụ thể rõ ràng, khích lệ động viên và tạo điều kiện cho các nhà trường để thực hiện công việc bồi dưỡng học sinh giỏi khá thuận lợi.

    Một lý do nữa phải nói đến là trong hai năm trở lại đây nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong Xã Hùng Sơn về vấn đề mũi nhọn của thầy, trò đã có sự chuyển biến sâu sắc.

    Họ quan tâm đầu tư cả vật chất, tinh thần cho việc bồi dưỡng của thầy và kết quả học tập của trò. Đây là điều kiện thuận lợi để công tác quản lý việc bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường được củng cố và phát triển.

    Về phía quản lý trong nhà trường, ban giám hiệu luôn xác định rõ muốn tiếp tục duy trì sự phát triển của nhà trường con đường tốt nhất và phải làm trước tiên là vấn đề chất lượng giáo dục trong đó chất lượng đầu giỏi của thầy và đặc biệt của trò đóng vai trò là then chốt, để nhằm khẳng định năng lực lãnh đạo quản lý của mình và sự nhìn nhận của các cấp quản lý đặc biệt là nhân dân địa phương.

    Từ những lý do cơ bản trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Quản lý, xây dựng, thúc đẩy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để nâng cao số lượng, chất lượng HSG trong nhà trường. Có nhiều vấn đề cần trao đổi tuy nhiên trong khuôn khổ là sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ xin đưa ra vài lý do cơ bản nêu trên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...