Luận Văn Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    ở nước ta, cổ phần hóa DNNN đang là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nư-
    ớc, một giải pháp quan trọng tạo nên chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả
    hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN. Trên thực tế, sau khi cổ phần hóa, nhiều
    doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Những phân tích định lượng cho thấy các chỉ tiêu kết
    quả quan trọng của doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều tăng như chỉ tiêu về doanh thu,
    năng suất lao động, tiền công, tỷ suất lợi nhuận .Những bước tiến này được đảm bảo
    bằng tốc độ tăng trưởng cao của chỉ tiêu giá trị gia tăng và năng suất lao động. Điều
    đó chứng tỏ rằng chuyển đổi DNNN sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần là
    một hướng đi đúng.
    Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được đã phát sinh những bất cập liên quan
    đến quản lý vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá DNNN.
    Đó là chưa có quy định rõ ràng, cụ thể về quyền lợi, trách nhiệm của người đại
    diện hoặc kiêm nhiệm quản lý cổ phần nhà nước trong các doanh nghiệp sau cổ phần
    hoá DNNN; việc quyết định đầu tư vốn tại doanh nghiệp còn dàn trải, chồng chéo; cơ
    chế thoái đầu tư phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần; cơ chế cung cấp thông tin
    phục vụ giám sát hoạt động đối với công ty cổ phần chưa niêm yết chưa được qui
    định rõ ràng; mô hình SCIC hiện nay có phù hợp với việc quản lý vốn nhà nước đầu tư
    tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sau khi các doanh nghiệp này chuyển đổi hình
    thức sở hữu hay không? Cần phải xây dựng một mô hình khác để quản lý vốn nhà
    nước đầu tư tại doanh nghiệp hay chỉ cần hoàn thiện mô hình SCIC hiện tại?
    Những vướng mắc trên nếu không được giải quyết kịp thời và thỏa đáng, chắc
    chắn sẽ tác động không nhỏ đến việc bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước tại các
    doanh nghiệp sau cổ phần hoá DNNN. Đây là những vấn đề đã làm nóng bầu không
    khí của nhiều hội nghị, hội thảo của các bộ, ngành, địa phương; kể cả tại diễn đàn
    của Quốc hội mà chưa có hồi kết. Điều này cho thấy vấn đề quản lý vốn nhà nước tại
    2
    các doanh nghiệp sau cổ phần hoá DNNN đang thu hút được sự quan tâm chung của
    toàn xã hội.
    Trong bối cảnh đó, với mong muốn được thể hiện chính kiến, quan điểm của
    mình về vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý vốn nhà nước tại các doanh
    nghiệp sau cổ phần hoá DNNN” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
    Cựng với tiến trỡnh cải cỏch DNNN, vấn đề hậu cổ phần hoá DNNN đã được
    nhiều tổ chức, cơ quan, nhà khoa học, chuyên gia đề cập, nghiên cứu theo các giác
    độ khác nhau. Trong thời gian qua, các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên
    quan đến đề tài mà tác giả lựa chọn đó là:
    - ‘‘Cổ phần hoá DNNN - những vấn đề lý luận và thực tiễn’’, tác giả PGS.TS Lê
    Hồng Hạnh, năm 2004. Nội dung chính của cuốn sách luận giải về xu thế cải cách
    DNNN, trong đó chủ yếu đề cập đến lý luận và thực tiễn việc cổ phần hoá DNNN.
    - “Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với các tổng công ty 91 phát
    triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam ”. Đây là luận án tiến sĩ của
    tác giả Nguyễn Xuân Nam, năm 2005. Nội dung chủ yếu của công trình là đánh
    giá thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với
    các tổng công ty 91 phát triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam.
    - ‘‘Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính thúc đẩy quá trình cổ phần các
    DNNN ở Việt Nam’’, tác giả Vũ Văn Sơn, năm 2006. Đây là luận án tiến sĩ kinh tế,
    trong đó đánh giá những mặt được và chưa được của cơ chế, chính sách tài chính
    trong tiến trình cổ phần hoá DNNN thời gian qua. Đồng thời đề xuất phương hướng
    và các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính thúc đẩy tiến trình cổ
    phần hoá DNNN trong thời gian tới.
    Ngoài ra còn có các nghiên cứu khác về hậu cổ phần hoá liên quan đến đề tài
    như : cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo mô hình Tổng công ty
    Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ở Việt Nam; đổi mới quản lý nhà nước đối với
    các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo hướng không phân biệt thành phần kinh
    tế; phân tích tài chính công ty cổ phần; và các bài viết về quản lý vốn nhà nước đầu
    tư tại các doanh nghiệp đăng trên các báo điện tử, tạp chí kinh tế Song các công
    3
    trình khoa học và các nghiên cứu nói trên chỉ đề cập đến những khía cạnh khác nhau
    liên quan đến đề tài, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện mang tính
    hệ thống về ‘‘Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá
    DNNN’’.
    Như vậy có thể khẳng định đề tài mà tác giả lựa chọn không trùng lặp với bất cứ
    công trình khoa học nào đã được công bố đến thời điểm hiện nay.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý vốn nhà nước tại các doanh
    nghiệp sau cổ phần hóa DNNN.
    - Đánh giá đúng thực trạng việc quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ
    phần hóa hiện nay. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả vốn nhà nư-
    ớc tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa DNNN.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Đối tượng nghiên cứu: vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa
    DNNN .
    - Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp sau cổ phần hoá DNNN có vốn nhà nước đầu
    tư.
    4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về doanh nghiệp sau cổ phần hoá
    DNNN, vốn nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa
    DNNN.
    - Đánh giá những mặt được và chưa được của quản lý vốn nhà nước tại các doanh
    nghiệp sau cổ phần hóa DNNN trong thời gian qua ở Việt Nam.
    - Đề xuất quan điểm và các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
    vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa DNNN trong thời gian tới phù
    hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
    5. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được trình
    bày thành 3 chương:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...