Luận Văn Quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp nhựa thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Bài báo nhằm tìm hiểu thực trạng về quản lý vốn lưu động và nhận dạng
    một số yếu tố có ảnh hưởng đến việc đầu tư tài sản lưu động của các doanh nghiệp ngành
    nhựa TP. HCM. Kết quả nghiên cứu trên mẫu 96 doanh nghiệp ngành nhựa cho thấy hiện có
    75% doanh nghiệp nhựa có xây dựng chính sách vốn lưu động, thể hiện mức độ quan tâm cần
    thiết của doanh nghiệp đối với vấn đề quản lý doanh nghiệp. Mức đầu tư tài sản lưu động của
    những doanh nghiệp được khảo sát chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: quan điểm nhà quản
    lý, mục tiêu kinh doanh, tình hình sử dụng vốn, tín dụng khách hàng, và chính sách tín dụng
    của đối thủ cạnh tranh.
    1.ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ngành nhựa Việt nam có tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm qua, sản
    lượng đã đạt mức 1,6 triệu tấn năm 2005 (Nguồn: Niên giám nhựa Việt Nam 2004-2005). Để
    hội nhập nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nhựa
    nói riêng sẽ phải chịu nhiều thách thức trước những thay đổi của môi trường kinh doanh cũng
    như có nhiều áp lực cạnh tranh hơn. Để gia tăng năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp
    nhựa phải có những nỗ lực toàn diện, thực hiện các hoạt động cải tiến cần thiết. Doanh nghiệp
    phải xem xét, xác định lại mục tiêu, lập kế hoạch kinh doanh, kiểm tra nguồn lực hiện tại, tính
    toán hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư . Trong tổng vốn đầu tư, chỉ
    tính riêng vốn lưu động chiếm khoảng 60% tổng vốn doanh nghiệp nhựa. Đây là nguồn vốn
    quan trọng để duy trì hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
    Bài báo này nhằm nghiên cứu hiện trạng quản lý vốn lưu động của các doanh nghiệp nhựa.
    Nghiên cứu thực hiện thông qua khảo sát việc xây dựng chính sách vốn lưu động của doanh
    nghiệp, nguồn tài trợ được sử dụng, và các yếu tố ảnh hưởng đến mức đầu tư tài sản lưu động.
    2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Nội dung nghiên cứu hiện trạng quản lý vốn lưu động gồm hai phần chính: (1) Khảo sát
    thực trạng về chính sách vốn lưu động của các doanh nghiệp; và (2) Nhận dạng các yếu tố ảnh
    hưởng đến quyết định đầu tư tài sản lưu động của doanh nghiệp. Đối tượng nghiên cứu là các
    doanh nghiệp ngành nhựa đang hoạt động trên địa bàn TP. HCM.
    Hoạt động quản lý vốn lưu động chiếm khá nhiều thời gian của các nhà quản lý tài chính/
    chủ doanh nghiệp vì đây là nguồn vốn có liên quan đến việc duy trì hoạt động hàng ngày của
    doanh nghiệp. Ý thức về tầm quan trọng của việc quản lý vốn lưu động được thể hiện thông
    qua thái độ của doanh nghiệp trong việc xây dựng chính sách vốn lưu động. Nếu doanh nghiệp
    không xây dựng chính sách vốn lưu động, có nghĩa là họ chưa quan tâm đúng mức. Ngoài ra,
    TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 10, SOÁ 10 - 2007
    Trang 89
    việc xem xét ai là người thiết lập chính sách vốn lưu động, cơ sở thiết lập, cũng như sử dụng
    các tỷ số tài chính nào trong đánh giá, quản lý vốn lưu động cũng cho biết quan điểm của lãnh
    đạo doanh nghiệp đối với vấn đề này.
    Khảo sát sơ bộ 10 doanh nghiệp cho thấy mức đầu tư dự trữ tài sản lưu động của các
    doanh nghiệp thường khác nhau cho dù có cùng qui mô và hoạt động cùng ngành. Nếu định
    mức dự trữ vốn lưu động cao sẽ gây ứ đọng vốn, nếu dự trữ thấp có thể bị các rủi ro như
    không có tiền thanh toán nợ khi tới hạn, không đủ hàng bán, dẫn tới bị phá sản hoặc mất lợi
    thế cạnh tranh. Phải chăng còn nhiều yếu tố khác tác động đến việc đầu tư tài sản lưu động,
    ngoài yếu tố ngành và nguồn vốn sử dụng? Do vậy, cần thiết phân tích môi trường kinh doanh
    để nhận dạng các yếu tố khác có ảnh hưởng đến quyết định mức đầu tư tài sản lưu động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...