Luận Văn Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hà Tĩnh

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ ngân sách nhà nước (NSNN) là một nguồn
    lực tài chính hết sức quan trọng của quốc gia đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
    cũng như từng địa phương. Nguồn vốn này không những góp phần quan trọng tạo lập cơ
    sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, mà còn có tính định hướng đầu tư, góp phần quan
    trọng vào việc thực hiện những vấn đề xã hội, bảo vệ môi truờng. Do có vai trò quan trọng
    như vậy nên từ lâu, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã được chú trọng đặc biệt. Nhiều
    nội dung quản lý nguồn vốn này đã được hình thành: từ việc ban hành pháp luật, xây dựng
    và thực hiện cơ chế, chính sách quản lý đến việc xây dựng quy trình, thủ tục cấp phát và
    quản lý sử dụng vốn.
    Cũng như trong cả nước, việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN Hà
    Tĩnh cũng được chú trọng. Các cấp chính quyền tỉnh và đặc biệt là hệ thống Kho bạc Nhà
    nước trên địa bàn đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện cơ chế chính sách
    chung, cải tiến quy trình, thủ tục cấp phát và quản lý sử dụng, tăng cường công tác thanh
    tra, kiểm tra. Những nỗ lực không mệt mỏi đó đã góp phần quan trọng vào việc sử dụng
    nguồn vốn này đúng mục đích, đúng luật và có hiệu quả cao; kịp thời phát hiện những khoản
    chi đầu tư XDCB sai mục đích, sai nguyên tắc, vi phạm quy trình, sai định mức chi tiêu ., góp
    phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu từ XDCB từ NSNN theo nhiệm
    vụ được giao.
    Tuy vậy, cũng như tình hình chung trong cả nước, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB
    từ nguồn NSNN của tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều bất cập trong nhiều nội dung và ở tất cả các khâu
    từ cấp phát, sử dụng và thanh toán vốn đầu tư. Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ
    NSNN còn hạn chế. Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN vẫn còn
    nhiều.
    Trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lý chi tiêu
    công, thực hành tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí thì việc hoàn thiện quản lý chi tiêu




    công nói chung và quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đang đặt ra rất bức xúc. Việc tìm kiếm
    những giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là vấn đề rất cấp thiết. Đó
    cũng là lí do của việc lựa chọn đề tài: " Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
    nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hà Tĩnh ".
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
    Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về các đề tài quản lý đầu tư từ
    nguồn vốn NSNN; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB NSNN. ở phạm vi toàn quốc
    như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN của tác giả Nguyễn Thái Hà về "Thực trạng
    và một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống
    KBNN", 2006; Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính của tác giả Dương Cao Sơn về "Hoàn
    thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN", 2008; ở các
    tỉnh, thành phố như: Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
    của tác giả Lê Xuân Kinh về "Tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở tỉnh Nghệ An",
    1999 . Tuy nhiên các công trình khoa học này đa số nghiên cứu từ góc độ tài chính, hoặc về cơ
    chế quản lý, hoặc về tình hình cụ thể ở một đơn vị, địa phương. Do đó, các đề tài ít đề cập đến
    giác độ tổng thể của quản lý vi vô và vĩ mô, tác động qua lại giữa các chủ thể tham gia vận hành
    vốn, nghiên cứu cơ chế tác động với tất cả các yếu tố chi phí sử dụng vốn với các chỉ tiêu xem xét,
    phân tích đánh giá phù hợp hơn trong cơ chế mới. Mặt khác đề tài này vận dụng các lý luận khoa
    học để nghiên cứu trên địa bàn một tỉnh nghèo, mặt bằng chung về quản lý và kinh tế xã hội
    không cao nhưng đang xuất hiện nhiều nhân tố, nhiều dự án lớn mà nguồn ngân sách sẽ đầu tư. Vì
    vậy, đề tài “Quản lý vốn đầu tư XDCB ngân sách nhà nước qua KBNN Hà Tĩnh” sẽ góp phần
    làm phong phú thêm tình hình nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực này và sẽ có ý nghĩa thực tế.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn có
    liên quan để đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
    qua Kho bạc Nhà nước Hà Tĩnh.
    Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra gồm:
    - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
    qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện hiện nay.




    - Phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua KBNN Hà Tĩnh,
    làm rõ những thành tựu đạt được, chỉ rõ những hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu.
    - Đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
    qua KBNN Hà Tĩnh gắn với bối cảnh, điều kiện và những yêu cầu mới đang đặt ra.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quản lý vốn
    đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua Kho bạc Nhà nước ở địa phương.
    Phạm vi nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của quản lý
    vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Việc nghiên cứu những vấn đề
    quản lý vốn đầu tư XDCB đặt trong điều kiện triển khai thực hiện pháp luật, chính sách tài chính
    hiện nay. Việc đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB chủ yếu trong giai đoạn 2003-2007.
    Việc đề xuất giải pháp đổi mới quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đến năm 2010 và dự báo
    đến 2015.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trên cơ sở quan
    điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, dựa trên các lí thuyết kinh tế - tài chính
    cũng như kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây.
    Trong quá trình thực hiện đề tài, nhiều phương pháp nghiên cứu chuyên ngành được sử
    dụng như: phương pháp phân tích kết hợp phương pháp lô gíc, quy nạp, diễn dịch; phương pháp
    thống kê, so sánh và tổng hợp để chứng minh cho đề tài.
    6. Đóng góp về khoa học của luận văn
    Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN, quản lý
    vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.
    Làm rõ thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của tỉnh Hà Tĩnh trong
    thời gian qua.
    Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn
    NSNN và nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
    kết cấu thành 3 chương, 8 tiết.




    Chương 1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...