Thạc Sĩ Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2014
    Đề tài: Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
    Định dạng file word




    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 4
    1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đế đền tài luận án 4
    1.2. Những kết luận và vấn đề đặt ra cho nghiên cứu tiếp theo của luận án 23
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 25
    2.1. Một số vấn đề chung về vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh 25
    2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh 37
    2.3. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của một số địa phương trong nước, quốc tế và bài học rút ra cho tỉnh Sa La Văn 70
    Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH SA LA VĂN 81
    3.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Sa La Văn 81
    3.2. Bộ máy quản lý và thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn 90
    3.3. Đánh giá chung về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn 115
    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH SA LA VĂN 130
    4.1. Định hướng phát triển kinh tế và phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn 130
    4.2. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn 138
    KẾT LUẬN 161




    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Những thành tựu xây dựng và phát triển đất nước trong hơn 36 năm qua đã chứng minh và khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới của Đảng và các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước Lào trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Tỉnh Sa La Văn là một tỉnh thuộc vùng kinh tế Nam Lào. Đây là tỉnh có nhiều tiềm năng lớn. Hơn 36 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, tỉnh Sa La Văn cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội. GDP của tỉnh Sa La Văn tăng trưởng với tốc độ trung bình 9%/năm trong 10 năm gần đây. Đến nay, GDP bình quân đầu người của Sa La Văn 959 USD/người/năm.
    Tuy nhiên, so với mức bình quân của cả nước, con số này của tỉnh Sa La Văn còn ở mức thấp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh cũng thấp so với cả nước. Chênh lệch trình độ phát triển của Sa La Văn so với các tỉnh trong vùng và các tỉnh khác trong cả nước ngày càng cao.
    Để có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Sa La Văn và các vùng kinh tế khác của CHDCND Lào, đồng thời thúc đẩy kinh tế tỉnh Sa La Văn phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh, vấn đề đặt ra là cần phải huy động và quản lý sử dụng vốn cho đầu tư phát triển kinh tế ở vùng này sao cho có hiệu quả.
    Trong những năm qua, Nhà nước Lào đã có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời Nhà nước đã trực tiếp đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế Nam Lào, trong đó có tỉnh Sa La Văn. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư vào các tỉnh này. Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách, cơ chế nhằm quản lý sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước nói chung và ở tỉnh Sa La Văn nói riêng.
    Tuy nhiên, cơ chế quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của CHDCND Lào nói chung và của tỉnh Sa La Văn nói riêng còn có nhiều hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn, theo đó, làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế ở tỉnh so với các tỉnh khác của CHDCND Lào.
    Tình hình này đặt ra yêu cầu phải có sự nghiên cứu một cách có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi chọn: "Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" làm đề tài cho luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án
    Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là hệ thống hoá, làm rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn và đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp đổi mới quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào.
    Để thực hiện mục đích này, đề tài luận án có nhiệm vụ:
    - Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh.
    - Phân tích đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào.
    - Đề xuất giải pháp đổi mới quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh.
    - Phạm vi nghiên cứu: chủ đề nghiên cứu được xem xét trong phạm vi tỉnh Sa La Văn.
    - Chỉ nghiên cứu quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh không nghiên cứu quản lý vốn ở cấp dự án.
    - Nghiên cứu thực trạng được thực hiện cho giai đoạn 2006 - 2012, các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp dựa trên những nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài. Tổng kết, đánh giá thực tiễn quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn dựa trên số liệu điều tra, thống kê của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu t­ư, Sở Kế hoạch và Đầu t­ư, Sở Tài chính tỉnh Sa La Văn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Cũng đã trực tiếp trao đổi với các cơ quan quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn thông qua phỏng vấn chuyên gia, các cán bộ, các nhà làm chính sách và xây dựng cơ chế quản lý vốn đầu tư phát triển của tỉnh Sa La Văn.
    5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
    Luận án có những đóng góp mới về khoa học như sau:
    - Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh.
    - Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào.
    6. Kết cấu luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu 4 chương, 10 tiết.




    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Phần tiếng Việt:
    1. Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Thái, (2011), Đầu tư công thực trạng và tái cơ cấu, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
    2. Định Văn Ân, Võ Trí Thành (2002), Thể chế, cải cách thể chế và phát triển-lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
    3. Nguyễn Quốc Ấn, Phạm Thi Hà, Phan Thị Hương, Nguyễn Quang Thu (2006), Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, Nxb Thống kê, Hà Nội.
    4. Vũ Bách, Ngô Đình Giao (1996) (Chủ biên), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế đảm bảo tăng trưởng bền vững, Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội.
    5. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (1996), Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Thông tin (1996), Chính sách và biện pháp huy động các nguồn vốn, Hà Nội.
    7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Chương trình đầu tư công thời kỳ 2001- 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội.
    8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Bàn về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội.
    9. Bộ Xây dựng (2006), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong đầu tư xây dựng công trình (Tài liệu hội thảo tháng 1/2006), Hà Nội.
    10. Thái Bá Cẩn (2003), Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, Nxb Tài chính.
    11. Thái Bá Cẩn (2009), Giáo trình Phân tích và Quản lý dự án đầu tư, Nxb Giáo dục.
    12. Nguyễn Thành Công (Chủ biên) (2010), Giải pháp thực hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    13. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện hại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    14. Nguyễn Văn Chọn (2003), Kinh tế đầu tư xây dựng, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
    15. Nguyễn Văn Chọn (2003), Quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh trong xây dựng, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
    16. Trần Văn Chử (2006), Giáo trình kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935 - 2001, Nxb Thống kê, Hà Nội.
    18. Lê Vinh Danh (2004), Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh hiện trạng và giải pháp, Đề tài VKT 11.03.2004, Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
    19. Phạm Ngọc Dũng, Hương Thị Thuý Nguyệt (2008), Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
    20. Đặng Đức Đạm (1997), Đổi mới kinh tế Việt Nam-thực trạng và triển vọng, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, Nxb Tài chính, Hà Nội.
    21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    22. Nguyễn Đẩu (2005), Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...