Luận Văn Quản lý vốn cố định tại công ty tnhh may minh anh

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MAY MINH ANH


    Mục lục
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    · Tính cấp thiết của đề tài. 2
    Mục lục. 4
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH 8
    1.1. Khái niệm vốn cố định. 8
    1.1.1. Khái niệm 8
    1.1.2. Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định. 8
    1.1.3. Nguồn hình thành vốn cố định. 8
    1.1.3.1. Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp. 9
    1.1.3.2. Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp. 11
    1.1.4. Vai trò, tầm quan trọng của vốn cố định. 12
    1.2. Quản lí vốn cố định. 13
    1.2.1. Khái niệm 14
    1.2.2. Vai trò. 14
    1.2.3. Mục tiêu. 14
    1.2.4. Nội dung. 14
    1.2.4.1. Hao mòn và khấu hao tài sản cố định. 15
    1.2.4.2. Bảo toàn và phát triển vốn cố định. 17
    1.2.4.3. Sửa chữa tài sản cố định. 18
    1.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. 20
    Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu. 22
    1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác quản lý vốn cố định của công ty TNHH may Minh Anh. 22
    1.2.6.1. Các yếu tố khách quan. 22
    1.2.6.2. Các nhân tố chủ quan. 23
    CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MAY MINH ANH 25
    2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 25
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 25
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức. 25
    2.2. Thực trạng quản lý vốn cố dịnh tại nhà công ty TNHH may Minh Anh. 28
    2.2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 28
    2.2.2. Tình hính huy động và sử dụng vốn cố định tại công ty. 42
    2.2.2.1. Kết cấu vốn kinh doanh của công ty. 42
    2.2.2.2. Nguồn hình thành vốn cố định của công ty. 43
    2.2.2.3. Tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty. 45
    2.2.2.4. Tình hình khấu hao TSCĐ của công ty. 47
    2.2.2.4.1 Tình hình lập kế hoạch khấu hao của công ty. 49
    2.2.2.4.2 Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định của công ty. 49
    2.2.2.4.3 Tình hình sửa chữa tài sản cố định của công ty. 51
    2.2.3.Tình hình hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty TNHH may Minh Anh. 51
    2.2.3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ 51
    2.2.3.2. Một số thuận lợi khó khăn trong công tác quản lý vốn cố định trong công ty. 57
    CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VCĐ TẠI CÔNG TY TNHH MAY MINH ANH 61
    3.1. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh trong các giai đoạn sắp tới 61
    3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn cố định. 62
    3.2.1. Giải pháp tổng thể: 62
    3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn cố định. 62
    3.2.2.1. Tăng cường công tác mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: 63
    3.2.2.2. Tăng cường việc đầu tư đổi mới, bổ xung và tìm nguồn tài trợ cho TSCĐ 64
    3.2.2.3. Cải tiến phương pháp khấu hao tài sản cố định. 65
    3.2.2.4. Thanh lý bớt một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanh. 65
    3.2.2.5. Hoàn thiện công tác hoạch toán kế toán. 66
    3.2.2.6. Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp. 67
    3.2.2.7. Bảo toàn và nâng cao hiểu quả sử dụng vốn cố định. 67
    3.2.2.8. Phân cấp quản lí vốn cố định. 68
    3.3. Một số kiến nghị đề xuất 69
    3.3.1. Ở tầm vĩ mô. 69
    3.3.2. Ở tầm vi mô. 69
    KẾT LUẬN 70
    DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72


    LỜI NÓI ĐẦU
    · Tính cấp thiết của đề tài.
    Thực hiện đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước đề ra nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, làm cho nền kinh tế nước ta đã từng bước hòa nhập với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới.
    Trong bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có một lượng vốn kinh doanh nhất định. Vốn kinh doanh sẽ quyết định đến quy mô cũng như là mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong đó lại đóng vai trò quan trọng trong vốn kinh doanh. Vì vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghệ,vốn cố định trong các doanh nghiệp không ngừng tăng lên và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh. Quy mô vốn cố định nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến trình độ trang bị kỹ thuất, công nghệ cũng như năng lực sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp và quyết định đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm,
    Việc khai thác sử dụng vốn cố định hợp lý sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp, làm thế nào để vốn cố định được sử dụng một cách có hiệu quả là một khâu trọng tâm trong công tác quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, xung quanh vấn đề này có nhiều ý kiến đóng góp và thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc đòi hỏi vẫn phải tiếp tục tìm kiếm phương hướng hoàn thiện.
    Xuất phát tử yêu cầu trên, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH may Minh Anh, trên cơ sở những kiến thức và thực tế tích lũy được em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MAY MINH ANH” làm chuyên đề thực tập của mình.

    · Mục tiêu nghiên cứu.
    - Mục tiêu chung.
    Tìm hiểu công tác quản lí vốn cố định tại công ty TNHH may Minh Anh.
    - Mục tiêu cụ thể.
    + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý vốn cố định.
    + Tìm hiểu công tác quản lí vốn cố định tại công ty TNHH may Minh Anh.
    + Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sủ dụng vốn cố định của công ty.
    · Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    - Đối tượng nghiên cứu.
    + Các loại vốn cố định của công ty.
    + Các loại sản phẩm của công ty.
    + Công tác lập kế hoạch quản lí vốn cố định của công ty.
    - Phạm vi nghiên cứu.
    + Phạm vi về nội dung: nghiên cứu công tác quản lí vốn cố định tại công ty TNHH may Minh Anh.
    + Phạm vi về không gian: đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH may Minh Anh.
    + Phạm vi về thời gian: từ 01/01/2012 đến 26/04/2012.
    Chuyên đề thực tập gồm 3 phần:
    Chương I: Những vấn đề lý luận chung về quản lí vốn cố định.
    Chương II: Tình hình quản lí vốn cố định tại công ty TNHH may Minh Anh.
    Chương III" class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">hương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí vốn cố định tại công ty TNHH may Minh Anh.


    [/i][/B][B]CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ[/B] [B]VỐN CỐ ĐỊNH[/B]

    [B]1.1. Khái niệm vốn cố định[/B]
    [B][i]1.1.1. Khái niệm[/i][/B]
    Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kì sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.
    Vốn cố định trong doanh nghiệp bao gồm: giá trị TSCĐ, số tiền đầu tư tài chính dài hạn, chi phí XDCB dở dang
    [B][i]1.1.2. Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định[/i][/B]
    Vốn cố định luân chuyển và vận động theo đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất.
    Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển vào cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ.
    Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
    [B][i]1.1.3. Nguồn hình thành vốn cố định[/i][/B]
    Đầu tư vào tài sản cố định là một sự bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những TSCĐ cần thiết để thực hiện mục tiêu kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp. Do đó việc xác định nguồn tài trợ cho những khoản mục đầu tư như vậy là rất quan trọng bởi vì nó có yếu tố quyết định cho việc quản lí và sử dụng vốn cố định sau này. Về đại thể người ta có thể chia làm hai loại:
    -Nguồn tài trợ bên ngoài: là những nguồn mà doanh nghiệp huy động từ bên ngoài để tài trợ hoạt động kinh doanh của mình như vốn vay, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, thuê mua, thuê hoạt động.
    -Nguồn tài trợ bên trong: là những nguồn xuất phát từ bản thân doanh nghiệp như vốn ban đầu, lợi nhuận ban đầu hay nói khác đi là những nguồn thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
    Tuy nhiên, để làm rõ tính chất này cũng như đặc điểm của từng nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và chế độ quản lí thích hợp tài sản cố định, người ta thường chia các nguồn vốn như sau:
    [i]1.1.3.1. Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp[/i]
    -Vốn do ngân sách Nhà nước cấp
    Vốn do ngân sách Nhà nước cấp được cấp phát cho các doanh nghiệp nhà nước. Ngân sách chỉ cấp một bộ phận vốn ban đầu khi các doanh nghiệp này mới bắt đầu hoạt động. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải bảo toàn vốn do nhà nước cấp. Ngoài ra các doanh nghiệp thuộc mọi tầng lớp, thành phần kinh tế cũng có thể chọn được nguồn tài trợ từ phía nhà nước trong một số trường hợp cần thiết, những khoản tài trợ này thường không lớn và cũng không phải thường xuyên do đó trong một vài trường hợp hết sức khó khăn, doanh nghiệp mới tìm đến nguồn tài trợ này. Bên cạnh đó, nhà nước cũng xem xét trợ cấp cho các doanh nghiệp nằm trong danh mục ưu tiên. Hình thức hỗ trợ có thể dưới dạng cấp vốn bằng tiền, bằng tài sản hoặc ưu tiên giảm thuế, miễn phí
    -Vốn tự có của doanh nghiệp:
    + Đối với các doanh nghiệp mới hình thành, vốn tự có là vốn do các doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư bỏ ra để đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh
    [B]DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO[/B]

    1. Giáo trình Hiệu quả và Quản lý dự án Nhà nước, TS Mai Văn Bưu( chủ biên) NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội 1998
    2. Giáo trình Lý thuyết quản trị kinh doanh, TS Mai Văn Bưu (chủ biên) NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
    3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may Minh Anh.
    4. Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH may Minh Anh.
    5. Bảng tổng hợp tài sản của công ty TNHH may Minh Anh.
    6. http://www.sagavoncodinh.vn
    7. http://www.webketoantaichinh.vn
    8. Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...