Chuyên Đề Quản lý vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hơn 20 năm thực hiện công cuộc "đổi mới", Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế luôn là vấn đề nóng hổi nhất và là mục tiêu quan trọng nhất của cả đất nước và mỗi người dân.

    Trong một thời gian dài, con người chỉ được nhìn nhận như một trong nhiều nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế hơn là mục tiêu phát triển thật sự của tăng trưởng kinh tế. Mọi nguồn lực, trong đó có con người, được huy động một cách tối đa để phục vụ phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế được xem là "cứu cánh" giải quyết mọi vấn đề của con người, của xã hội.

    Đến những năm 90 của thế kỷ XX, cách tiếp cận coi con người là trung tâm của sự phát triển bắt đầu được nhìn nhận ở Việt Nam, xã hội từng bước nhận thức tốt hơn và đồng thuận cao hơn về tầm quan trọng của sự phát triển con người. Trong trường hợp này, là mở rộng phạm vi lựa chọn của con người với mục đích là để con người sống: 1)cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, 2) được giáo dục, 3) được tiếp cận đến các nguồn lực cần thiết cho một mức sống cao hơn.Vì vậy, Việt Nam đã chú ý hơn đến "tăng trưởng bền vững" và đã triển khai thực hiện một số chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo và các lĩnh vực xã hội khác. Tuy nhiên, phải đến năm 2001, các chương trình mục tiêu quốc gia mới được chú ý hơn và được nâng tầm bằng việc hoàn chỉnh cơ chế, tập trung nguồn lực cho quá trình thực hiện.

    Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo được ra đời trong bối cảnh đó với mục tiêu nhằm làm thay đổi căn bản chất lượng giáo dục - đào tạo của nước ta; một cách khác, là mở rộng khả năng của con người. Chương trình có những ưu tiên cho vùng khó khăn, thực hiện công bằng xã hội qua việc phân bổ nguồn lực.

    Quảng Bình là một tỉnh nghèo, tỷ trọng nông nghiệp - nông thôn thuộc hàng cao của cả nước, 6/7 huyện, thành phố có vùng đặc biệt khó khăn. Hạn chế về nguồn lực cho phát triển là vấn đề quan trọng đối với chính quyền, doanh nghiệp, người dân Quảng Bình. Vì vậy, tham gia chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo là cơ hội để Quảng Bình xây dựng hệ thống giáo dục - đào tạo một cách toàn diện, cải thiện các chỉ số về giáo dục, qua đó, nâng cao chỉ số phát triển con người, góp phần phát triển một cách bền vững.

    Tuy nhiên, hạn chế về khả năng quản lý, điều hành và sự đóng góp của ngân sách địa phương và một số nguyên nhân khác nên hiệu quả quản lý, sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo không đạt được như kỳ vọng. Để góp phần nghiên cứu vấn đề này một cách có hệ thống, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, tác giả chọn đề tài: "Quản lý vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo tại Quảng Bình".

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu của luận văn là khái quát hóa, hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận chung liên quan đến nội dung của đề tài thuộc lĩnh vực chi tiêu công cho giáo dục đào tạo. Trên cơ sở đó, luận văn này nhằm vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

    - Tổng hợp được các vấn đề lý luận, các văn bản pháp quy liên quan tới quản lý, sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo.

    - Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo ở Quảng Bình.

    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo ở Quảng Bình.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng: Công tác quản lý và sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo.

    - Phạm vi: + Vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo của

    tỉnh Quảng Bình;

    + Thời gian đánh giá thực trạng từ năm 2002-2006;

    + Các giải pháp đề xuất từ năm 2007-2010.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu thứ cấp theo thời gian;

    - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp từ các đơn vị cơ sở, sử dụng các phép kiểm định thống kê và phân tích số liệu đa biến nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng hiệu quả vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo.

    - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.

    5. Kết cấu của luận văn

    Ngoài các phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm:

    Chương 1: Tổng quan về quản lý, sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo

    Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

    Chương 3: Thực trạng quản lý, sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo tại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2002-2006

    Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo tại tỉnh Quảng Bình từ nay đến năm 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...