Thạc Sĩ Quản lý văn hóa ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: QUẢN LÝ VĂN HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào có nền văn hóa và văn minh phát triển lâu đời. Nghiên cứu văn hóa CHDCND Lào không thể không tìm hiểu hoạt động quản lý văn hóa của quốc gia Lào.
    Chiến lược quản lý và phát triển văn hóa được Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ 9 (khóa V) năm 1994 thể hiện tập trung theo khẩu hiệu: Dân tộc, Quần chúngTiên tiến. Đó là định hướng quan trọng, mang tính chất thống nhất về chiến lược nhằm nâng cao hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc ở CHDCND Lào.
    Chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề “Quản lý văn hóa ở CHDCND Lào” làm đề tài luận án tiến sĩ, hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy việc xây dựng cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa, đồng thời nâng cao vai trò của cá nhân và cộng đồng trong quản lý hoạt động văn hóa đang diễn ra sôi động trong đời sống xã hội hiện thời ở CHDCND Lào.
    1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
    Nghị quyết Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ 9 (khóa V) năm 1994 đề ra chủ trương nâng cao quản lý văn hóa ở CHDCND Lào theo hướng đa ngành, đa chủ thể; xây dựng và phát triển văn hóa theo cơ chế Nhà nước pháp quyền để thực hiện xây dựng nền văn hóa theo khẩu hiệu: Dân tộc,Quần chúngTiên tiến.
    Đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước giới thiệu như: Lịch sử văn học Lào do TS. Boxengkham Vôngđala, Maha Silavông thực hiện;Văn hoá Đông Nam Á của Nguyễn Tấn Đắc; Thể chế chính trị các nước ASEAN của Nguyễn Xuân Tế, Những sự kiện lịch sử Lào của Nguyễn Văn Vinh;Việt Nam – Đông Nam Á: ngôn ngữ và văn hóa của Phạm Đức Dương, v.v. cùng với những tài liệu nghiên cứu về Phật giáo ở Lào của một số nhà nghiên cứu phương Tây như Henry Deydier, George Cœdès . những thành tựu cơ bản của văn hóa Lào, song sự quản lý văn hóa quốc gia Lào chưa được đề cập nghiên cứu trọn vẹn.
    - Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng chính sách và pháp luật về văn hóa; rút ra những kinh nghiệm và xác định nhóm giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý văn hóa ở CHDCND Lào.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa nghiên cứu của luận án
    Mục đích của luận án là góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý thuyết và thực tiễn trong hoạt động quản lý văn hóa; nêu ra những đặc điểm, các điều kiện tác động đến quản lý văn hóa Nhà nước; đồng thời đề xuất và kiến nghị những giải pháp xây dựng chính sách văn hóa ở CHDCND Lào.
    4. Đối tượng và phạm vì nghiên cứu của luận án.
    - Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu có hệ thống về quản lý văn hóa gắn với yêu cầu đổi mới hoạt động văn hóa theo quan điểm của Đảng; đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý văn hóa ở CHDCND Lào.
    - Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu một số lĩnh vực chủ yếu của đường lối, chính sách và pháp luật đối với văn hóa theo hướng Nhà nước pháp quyền; quản lý các hoạt động dịch vụ và kinh doanh văn hóa phẩm, quản lý di sản văn hóa dân tộc và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Ngoài ra, luận án có tham khảo kinh nghiệm hoạt động quản lý văn hóa của Việt Nam.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    -Cơ sở nc: phân tích, tổng hợp các tài liệu, sách viết về quản lý văn hóa ở trong nước và nước ngoài.
    - Sử dụng PP luận chủ nghĩa Mác – Lênin, PP duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử hình thành cơ sở lý luận cho đề tài
    Phương pháp luận nghiên cứu là lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử; kết hợp vận dụng đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào về quản lý văn hóa.
    Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; so sánh, phân tích tư liệu; khảo sát thực tế; diễn dịch, tổng hợp, quy nạp, điều chỉnh và phương pháp hệ thống cấu trúc .
    6.. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
    - Về lý luận, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động văn hóa của nước CHDCND Lào.
    - Về thực tiễn, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu và đào tạo văn hóa của quốc gia và quốc tế.
    7. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
    Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về văn hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động của chủ thể quản lý văn hóa ở CHDCND Lào. Một số điểm mới của luận án:
    - Nghiên cứu vai trò và tính pháp lý quản lý văn hóa của Nhà nước gắn với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
    - Tính tất yếu khách quan của chính sách và pháp luật về quản lý văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở CHDCND Lào.
    8. Kết cấu luận án
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm có 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát về văn hóa ở CHDCND Lào
    Chương 2: Thực trạng quản lý văn hóa ở CHDCND Lào và
    tham chiếu kinh nghiệm của Việt Nam.
    Chương 3: Quản lý văn hóa ở CHDCND Lào thời kỳ công
    nghiệ hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Chương I
    Cơ sở lý luận và khái quát về văn hóa ở CHDCND Lào
    1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa và quản lý văn hóa
    1.1.1. Khái niệm văn hóa
    Trong khoa học xã hội và nhân văn, khái niệm văn hoá vừa mang ý nghĩa văn minh của thời đại, vừa là yếu tố bản sắc của dân tộc và tính đa dạng của các vùng miền khác nhau và liên quan đến nhiều mặt hoạt động của đời sống xã hội. Có nghĩa là, nói đến văn hóa là nói đến con người, nói đến cái do con người sáng tạo ra.
    Chúng tôi hiểu rằng: Văn hóa là tổng thể các ứng xử của con người một cách chân, thiện, mỹ với thiên nhiên, với cng đồng và với chính bản thân mình, được thể hiện cụ thể qua những gì do con người sáng tạo ra, dưới dạng vật thể và phi vật thể.
    1.1.2. Khái niệm quản lý văn hóa
    Quản lý là một kiểu quan hệ giữa con người và xã hội trong đó diễn ra quá trình ra quyết định, tổ chức, chỉ đạo, khuyến khích, động viên, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống xã hội con người.
    Một cách khái quát nhất, có thể hiểu: quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo, kiểm soát công việc và những nỗ lực của con người, nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Hoạt động quản lý chỉ phát huy được nhân tố con người và đạt được hiệu quả cao, khi nó tạo ra được cái toàn thể từ nhiều cá nhân và tư liệu sản xuất của tổ chức, xã hội yêu cầu về tính toàn thể của tổ chức mang tính khách quan. Nó đòi hỏi các nhà quản lý phải xác lập được mục tiêu rõ ràng và biết điều hành hệ thống của mình tới đích.
    Theo chúng tôi, xét theo công việc quản lý văn hóa ở CHDCND Lào hiện nay có thể phân chia quản lý văn hóa theo hai dạng: quản lý nhà nước và quản lý xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...