Quản lý và tái xử dụng chất thải rắn công nghiệp MỤC LỤC Phần I: MỞ ĐẦU 4 Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 I. Phân loại tính chất và phương pháp xử lý 5 I.1. Khái niệm 5 I.2. Phân loại chất thải 5 I.2.1. Phân loại theo nguồn phát sinh 5 I.2.2. Phân loại theo mức độ nguy hại 5 I.2.3. Phân loại theo thành phần 5 I.2.4. Phân loại theo trạng thái chất thải 6 I.3. Phương pháp xử lý chất thải 6 I.3.1. Khái niệm 6 I.3.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn 6 I.3.3. các phương pháp xử lý khác 7 II. Vấn đề quản lý chất thải 9 II.1. Một số khái niệm 9 II.3. Chiến lược quản lý chất lượng môi trường đối với chất thải 12 PHẦN III. THƯC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP 13 I. Thực trạng về tải sử dụng 14 I.1. Thực trạng tại Việt Nam 14 I.2. Một số quy trình ứng dụng xử lý chất thải rắn công nghiệp 14 I.2.1. Giải pháp hóa học và hóa lý nhằm tái sinh CTNH 14 I.2.2. Giải pháp sinh học-hướng đề xuất phân compost 16 I.2.3. Giải pháp thiêu đốt CTRCN và CTCNNH nhằm thu hồi nhiệt 19 II. Thực trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp 23 II.1. Thực trạng tại Việt Nam 23 PHẦN IV. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH QUẢN LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG Ở ĐỊA PHƯƠNG 23 PHẦN V. KẾT LUẬN 33 PHẦN I. MỞ ĐẦU Quá trình chuyển đổi cơ cấu công nghiệp nhanh chóng hiện tại ở Việt Nam không tương ứng với những chú trọng về những vấn đề môi trường, mà là một tất yếu gây ra do sự phát triển công nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa đất nước đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường. Khu vực TPHCM chịu thiệt hại do nhiều suy thoái môi trường do các ngành công nghiệp gây ra và một trong những vấn đề chính là vấn đề về chất thải công nghiệp rắn. Nói chung, ở Việt Nam chính sách và quản lí môi trường vẫn còn chưa chặt chẽ, và đặc biệt vào lúc này là trường hợp cho quản lí chất thải rắn công nghiệp ở Việt Nam nói chung và khu vực TPHCM nói riêng. Một vài tổ chức có liên quan đến hệ thống quản lí chất thải công nghiệp, nhưng hệ thống quản lí còn nhiều rối rắm. Cho đến nay, vẫn không có một hệ thống rõ ràng về việc xử lí chất thải rắn công nghiệp, và vào lúc này chính phủ không thể thu thập và xử lí chúng một cách hiệu quả và triệt để. Nghĩa là những nguy hiểm đang đe dọa môi trường, phần lớn chất thải công nghiệp là chất thải công nghiệp độc hại. Vì vậy, rõ ràng là rất cần thiết phải có một hệ thống quản lí chất lượng môi trường tốt hơn, đặc biệt là hệ thống quản lí chất thải rắn và chất thải nguy hại. Tổ chức quản lí chất thải rắn công nghiệp sẽ cần đến một mạng lưới tổ chức, với những nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng, như là các dụng cụ và phương tiện tốt hơn để vận hành hệ thống. Những điều kiện tiên quyết quan trọng nhất là sự tham gia của những nhân vật có liên quan và kế hoạch - thời gian để thực hiện kế hoạch có hiệu quả và hiệu suất cao. PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU I. khái niệm phân loại tính chất và phương pháp xử lý I.1. Khái niệm về chất thải Chất thải là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế- xã hội, bao gồm các hoạt động sản xuất và hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng. Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Lượng chất thải phát sinh thay đổi do tác động của nhiều yếu tố như tăng trưởng và phát triển sản xuất, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và sự phát triển điều kiện sống và trình độ dân trí. I.2. Phân loại chất thải I.2.1. Phân loại theo nguồn phát sinh - Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân cư, các trung tâm dịch vụ, công viên. - Chất thải công nghiệp: phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu là các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí) - Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ, vôi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra. - Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch. I.2.2. Phân loại theo mức độ nguy hại - Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải này tiềm ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con người và sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí - Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các hợp chất có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình, đô thị . I.2.3. Phân loại theo thành phần