Thạc Sĩ Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ii
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Tình hình nghiên cứu . 3
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 4
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
    5. Phương pháp nghiên cứu 5
    6. Những đóng góp mới của luận văn 6
    7. Kết cấu của luận văn . 6
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN VỐN
    HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) 7
    1.1. Khái quát chung về nguồn vốn ODA 7
    1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguồn vốn ODA . 7
    1.1.2. Phân loại nguồn vốn ODA 12
    1.1.3. Vai trò của ODA và các nguồn vốn đầu tư cho GD&ĐT Việt Nam . 14
    1.2. Quản lý nhà nước về nguồn vốn ODA đối với lĩnh vực GD&ĐT 18
    1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải quản lý nhà nước về nguồn vốn ODA 18
    1.2.2. Nội dung quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA đầu tư cho GD&ĐT . 20
    1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA . 23
    1.2.4. Tiêu chí đánh giá trong quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi 24
    1.3. Kinh nghiệm về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của một số nước
    trên thế giới 26
    1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước về quản lý và sử dụng ODA 26

    1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 29
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
    ODA TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM
    GIAI ĐOẠN 2008 – 2013 . 32
    2.1. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển ODA ở Việt Nam 32
    2.1.1. Thời kỳ trước tháng 10/1993 . 32
    2.1.2. Thời kỳ từ tháng 10/1993 đến nay 33
    2.1.3. Khái quát tình hình thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam 35
    2.2. Tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cho GD&ĐT ở Việt Nam
    giai đoạn 2008-2013 . 48
    2.3. Đánh giá chung quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực
    GD&ĐT . 52
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 59
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
    QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC
    GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM . 60
    3.1. Bối cảnh, thời cơ và thách thức đối với việc quản lý và sử dụng nguồn
    vốn ODA lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong thời gian tới 60
    3.1.1. Bối cảnh . 60
    3.1.2. Thời cơ và thách thức 61
    3.2. Những thay đổi trong quan hệ hợp tác phát triển phù hợp với bối cảnh
    mới của Việt Nam 62
    3.3. Tầm nhìn đến năm 2020 và những năm tiếp theo . 64
    3.4. Định hướng xây dựng các chính sách quản lý và sử dụng nguồn vốn
    ODA cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam . 65
    3.4.1. Về huy động nguồn tài trợ . 65

    3.4.2. Các lĩnh vực ưu tiên . 66
    3.4.3. Về phương thức tổ chức quản lý và thực hiện chương trình, dự án 67
    3.5. Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng nguồn ODA lĩnh vực giáo dục
    và đào tạo ở Việt Nam . 67
    3.6. Một số kiến nghị các cơ quan nhằm tăng cường quản lý và sử dụng
    nguồn vốn ODA cho giáo dục và đào tạo ở Việt Nam 69
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 72
    KẾT LUẬN CHUNG . 73
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
    PHỤ LỤC





    i

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    TT Chữ viết tắt Nội dung
    1 ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
    2 DAC Ủy ban Hỗ trợ phát triển
    3 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
    4 IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế
    5 KT-XH Kinh tế-xã hội
    6 NHNN Ngân hàng nhà nước
    7 NSNN Ngân sách nhà nước
    8 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
    9 UBND Ủy ban nhân dân
    10 WB Ngân hàng thế giới
    11 XHCN Xã hội chủ nghĩa


    ii

    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

    TT Tên bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 2.1
    Cơ cấu trong ngành giáo dục và đào tạo thời kỳ
    2008-2013
    42
    2 Biểu đồ 2.1
    Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn
    2008-2013
    38
    3 Biểu đồ 2.2 ODA ký kết theo ngành giai đoạn 2008-2013 41

    1

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sự nghiệp đổi mới được bắt đầu từ năm 1986 đã không những đưa Việt
    Nam thoát khỏi tình trạng khủng hoảng mà còn tạo ra những bước tiến vượt
    bậc. Việt Nam liên tục đạt được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội
    (KTXH) quan trọng, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, quan hệ
    chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại của Việt Nam với quốc tế không
    ngừng được củng cố và phát triển, đặc biệt với cộng đồng các nhà tài trợ quốc
    tế. Để đạt được những thành tích phát triển kinh tế - xã hội nêu trên là nguồn
    lực trong nước - nhân tố quyết định đã được khơi dậy nhờ chính sách đổi mới
    đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Chính phủ trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh
    đó, nguồn hỗ trợ từ bên ngoài chủ yếu là nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
    (ODA) đã có vai trò như một chất xúc tác của quá trình phát triển này, nhất là
    trong các lĩnh vực xã hội như văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
    GD&ĐT luôn là lĩnh vực được coi trọng và là lĩnh vực chủ yếu nâng
    cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần to lớn vào việc bảo đảm sự phát
    triển kinh tế-xã hội (KT-XH) một cách bền vững. Mục tiêu của GD&ĐT là
    nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Văn kiện
    Đại hội XI của Đảng xác định "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi
    mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện
    đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế
    quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then
    chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo
    đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi
    mới cơ chế tài chính giáo dục".
    2

    Từ năm 2008, tỷ lệ chi cho giáo dục và đào tạo đã đạt 20% trong tổng
    chi ngân sách nhà nước và là nguồn vốn chủ đạo trong tổng kinh phí đầu tư
    phát triển GD&ĐT. Tuy nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đào
    tạo đã được ưu tiên tăng cao trong những năm qua nhưng do quy mô ngân
    sách nhà nước còn hạn chế, số học sinh, sinh viên tăng nhanh nên định mức
    chi trung bình cho mỗi học sinh, sinh viên chưa cao. Nguồn ngân sách nhà
    nước không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân
    lực phục vụ cho mục tiêu chiến lược đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước
    công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
    Việc phát triển GD&ĐT của Việt Nam nếu chỉ dựa vào sức lực và sự
    đóng góp của Nhà nước và nhân dân thì chưa đủ cho sự phát triển. Nguồn vốn
    ODA là một nguồn vốn lớn và có rất nhiều điều kiện thuận lợi. Do đó, việc
    thu hút nguồn vốn này sẽ giúp Việt Nam phát triển và khắc phục những khó
    khăn đang còn tồn tại.
    Với ý nghĩa quan trọng đó, Nhà nước luôn luôn coi trọng công tác quản
    lý, sử dụng nguồn vốn ODA phục vụ phát triển KT-XH nói chung và đầu tư
    cho lĩnh vực GD&ĐT nói riêng. Ngay từ Hội nghị đầu tiên các nhà tài trợ
    dành cho Việt Nam (tháng 1/1993), Chính phủ đã tuyên bố quan điểm của
    mình về vấn đề quản lý và sử dụng vốn ODA: Điều quan trọng là nguồn vốn
    bên ngoài phải sử dụng có hiệu quả. Chính phủ nhận trách nhiệm điều phối và
    sử dụng vốn vay, viện trợ nước ngoài, với nhận thức rằng nhân dân Việt Nam
    là người phải gánh chịu cái giá phải trả cho sự thất bại nếu nguồn vốn này
    không được sử dụng có hiệu quả [20].
    Xuất phát từ ý nghĩa trên, với mục đích tìm hiểu về tình hình quản lý và
    hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực GD&ĐT, em đã chọn đề tài:
    “Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong
    lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình.
    Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Việt Nam đã quản lý và sử dụng
    nguồn vốn ODA trong lĩnh vực GD&ĐT như thế nào? Những kết quả đạt
    3

    được, những hạn chế và nguyên nhân của quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA
    trong lĩnh vực GD&ĐT là gì? Cần có những giải pháp gì để quản lý và sử
    dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực GD&ĐT được tốt hơn trong thời gian tới?
    2. Tình hình nghiên cứu
    Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về quản lý và sử dụng
    nguồn vốn ODA trong lĩnh vực GD&ĐT và các vấn đề liên quan. Điển hình là
    các công trình nghiên cứu sau:
    - Tác giả Hà Thị Ngọc Oanh (2000), Hỗ trợ phát triển chính thức ODA,
    Nhà xuất bản Giáo dục.
    - Tác giả Nguyễn Thùy Hương (2011) có công trình: “Thu hút và sử
    dụng nguồn vốn ODA cho ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 1993 – 2010”,
    Đề tài cao học, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
    - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo đánh giá hợp tác phát triển
    giữa Việt Nam và các nhà tài trợ.
    - Tác giả Vũ Thị Kim Oanh (2004), vốn ODA với chiến lược phát triển
    giáo dục đại học của Việt Nam đến năm 2010 – Thực trạng và giải pháp, Đề
    tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Ngoại thương.
    - Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2004), Kinh nghiệm sử dụng ODA
    của một số nước và bài học rút ra đối với Việt Nam, Tạp chí Khoa học
    Thương mại.
    - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Báo cáo về tình hình thu hút và sử dụng
    ODA của Việt Nam trong thời gian qua.
    - Tác giả Nguyễn Thị Hương (2005), Một vài suy nghĩ về đầu tư cho
    giáo dục, Tạp chí Giáo dục.
    - Bộ Kế hoạch và đầu tư (2010), Giáo trình đào tạo quản lý dự án ODA.
    - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Báo cáo tình hình thu hút và sử dụng
    ODA trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo từ 1993-2013.
    - Đặc san ODA (2008), 15 năm hỗ trợ phát triển chính thức.
    - Tổng cục Dạy nghề (2013), Báo cáo ODA trong thời gian qua.
    4

    - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục
    – lý luận và thực tiễn.
    - Tác giả Phạm Thị Túy (2005), Nâng cao khả năng thu hút, giải ngân và
    sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới.
    Nhìn chung, các công trình trong nước và báo cáo đã tập trung làm rõ vai
    trò, đặc điểm của nguồn vốn ODA trong nền kinh tế cũng như đối với một
    ngành; mô tả, đánh giá tình hình thực hiện và sử dụng nguồn vốn ODA, một
    số công trình đã đề cập đến quản lý vốn ODA nhưng dưới giác độ quản lý sử dụng.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1 Mục đích
    Dựa vào các tiêu chí, nội dung, những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và
    sử dụng nguồn vốn ODA, tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá
    những thành công và hạn chế của quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn
    ODA cho lĩnh vực GD&ĐT, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế của tình
    hình. Trên cơ sở đó đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm quản lý và sử
    dụng nguồn vốn ODA cho lĩnh vực GD&ĐT trong thời gian tới.
    3.2 Nhiệm vụ
    Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những
    vấn đề sau:
    - Làm rõ cơ sở lý luận của quản lý và sử dụng đối với nguồn vốn ODA
    đầu tư cho GD&ĐT đặt trong mối quan hệ với nguồn vốn NSNN đầu tư cho
    GD&ĐT nói chung.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đối với nguồn vốn
    ODA cho lĩnh vực GD&ĐT ở nước ta, rút ra những thành tựu, hạn chế và
    nguyên nhân.
    - Đề xuất phương hướng, các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý và sử
    dụng đối với nguồn vốn ODA đầu tư cho GD&ĐT ở nước ta trong giai đoạn
    tiếp theo.
    5

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1 Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về
    quản lý và sử dụng đối với nguồn vốn ODA đầu tư cho GD&ĐT, trong đó tập
    trung làm rõ cơ chế quản lý của nhà nước đối với nguồn vốn ODA với các
    vấn đề cơ bản như: thiết kế và phê duyệt dự án; giải ngân thực hiện dự án,
    giám sát và đánh giá, .
    4.2 Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi không gian: Trong khuôn khổ của Đề tài, việc nghiên cứu của
    Đề tài tập trung chủ yếu việc quản lý nhà nước và sử dụng đối với nguồn vốn
    ODA trong lĩnh vực GD&ĐT tại Việt Nam.
    Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý, sử dụng nguồn
    vốn ODA trong lĩnh vực GD&ĐT trong giai đoạn 2008 - 2013, tầm nhìn đến
    năm 2020.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy
    vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp chủ yếu được
    sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm: phương pháp logic-lịch sử,
    phương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh Cụ thể:
    Phương pháp lô gic, tổng hợp được sử dụng để xây dựng khung khổ lý
    thuyết về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực GD&ĐT. Phương
    pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và của một số
    địa phương về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực GD&ĐT. Sử
    dụng kết hợp phương pháp lô gic và phương pháp lịch sử được thể hiện tập
    trung nhất trong cấu trúc toàn bộ luận văn, đặc biệt trong nghiên cứu chương 1.
    Để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA
    trong lĩnh vực GD&ĐT trong chương 2, luận văn sử dụng phương pháp thống
    kê các số liệu, tài liệu, tình hình thực tế tại cơ quan sử dụng nguồn vốn ODA
    như Bộ GD&ĐT, Tổng cục Dạy nghề, một số tỉnh thụ hưởng dự án. Phương
    6

    pháp phân tích-tổng hợp, so sánh được sử dụng trong việc đánh giá những
    thành công, những hạn chế và nguyên nhân của quá trình quản lý và sử dụng
    nguồn vốn ODA trong lĩnh vực GD&ĐT.
    Ở chương 3, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp, phương
    pháp logic được sử dụng chủ yếu nhằm làm rõ cơ hội và thách thức đối với
    việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực GD&ĐT, cũng như
    đưa ra các giải pháp nhằm nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nguồn
    vốn ODA đầu tư cho GD&ĐT ở nước ta trong giai đoạn tiếp theo.
    6. Những đóng góp mới của luận văn
    - Đề tài góp phần hệ thống hóa có chọn lọc cơ sở lý luận của quản lý và
    sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực GD&ĐT, đúc kết một số kinh
    nghiệm thế giới trong lĩnh vực này để áp dụng cho Việt Nam.
    - Đánh giá đúng thực trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong
    lĩnh vực GD&ĐT ở nước ta.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước và sử dụng đối
    với nguồn vốn ODA đầu tư cho GD&ĐT ở nước ta trong giai đoạn tiếp theo.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận
    văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn về nguồn vốn ODA vai trò của
    nguồn vốn ODA trong lĩnh vực GD&ĐT ở Việt Nam.
    Chương 2: Thực trạng việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh
    vực GD&ĐT tại Việt Nam.
    Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA
    trong lĩnh vực GD&ĐT tại Việt Nam.
     
Đang tải...