Báo Cáo Quản lý và sử dụng đất dốc bền vững dựa trên tiếp cận nông nghiệp sinh thái

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quản lý và sử dụng đất dốc bền vững dựa trên tiếp cận nông nghiệp sinh thái



    Le Quoc Doanh,

    Ha Dinh Tuan,

    Nguyen Quang Tin

    Northern Mountainous Agriculture and Forestry Science Institute (NOMAFSI)

    Phu Ho Commune, Phu Tho Town, Phu Tho Province, Vietnam

    Tel: 02103.865.379 Fax: 02103.865.931.

    Email: <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="e3878c828d8b8f92a39a828b8c8ccd808c8e">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();
    ; <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="027677636c6f6c7260427b636a6d6d2c616d6f">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();



    Sustainable sloping land management using agro-ecology approach


    Summary


    Loss of forests, poor soil fertility, low crop yields and increased natural calamities are the biggest constraints to upland agriculture, trapping people in vicius circle. To be more effective and sustainable in sloping land management, it is necessary to apply ecological approach.

    Since 1998, the Vietnam Agricultural Science Institute (VASI), then Northern Mountainous Agriculture and Forestry Science Institute (NOMAFSI) have been cooperating with CIRAD and other partners like IRRI and IRD in the implementation a project on research, development and transfer of sustainable agro-ecology based sloping land agricultural technologies like direct sowing mulch based cropping systems (DMC), maintaining permanent soil cover, mini-terraces with soil mulch, inter-cropping, crop rotation, etc.

    Attention have been paid to establishment of various AF models combining short-term crops, long-term trees and fodder crops for harmonic development of agriculture, forestry and animal husbandry production. Good grasses like elephant grass have been identified to incorporate agriculture and forestry systems that help promote the development of animal husbandry while avoiding the competition for agricultural and forestry lands.

    The obtained results show that sloping land management using agro-ecological approach help to considerably increase the upland crop yield and reduce the soil erosion, and to diversify farmers’ income options like integration of animal husbandry, agro-forestry, while conserving and improving natural resources and environment, contributing to hunger eradication and poverty reduction for mountainous farmers toward achieving food security in mountainous regions.


    Key words: Agro-ecology, DMC, NOMAFSI, soil mulch, uplands.


    GIỚI THIỆU


    Đất đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên của Việt Nam. Nhìn chung đây là những loại đất khó khai thác sử dụng và kém hiệu quả, đặc biệt khi đất đã mất thảm thực vật che phủ. Trong những năm 40 của thế kỷ XX, diện tích che phủ của nước ta khoảng 45%; đến những năm 80 của thế kỷ XX, chỉ còn khoảng 25%. Hiện nay tổng diện tích che phủ rừng ở nước ta đã tăng lên trên 38%. Tuy nhiên diện tích đất trồng, đồi núi trọc vẫn còn khoảng 8,5 triệu ha. Đất dốc phân bố ở tất cả 9 vùng sinh thái của Việt Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Bắc, Tây Trung bộ và Tây Nguyên.

    Phần lớn diện tích đất có độ dốc dưới 15o (chiếm 21,9%) đã được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Diện tích đất có độ dốc từ 15o đến 25o chiếm khoảng 16,4%, còn lại là đất có độ dốc lớn hơn 25o (chiếm 61,7%). Do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc lớn hơn 25o chịu xói mòn rất mạnh và thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng được 2-3 vụ cây lương thực ngắn ngày, sau đó trồng sắn và bỏ hoá. Dân số gia tăng dẫn đến bình quân diện tích đất trên đầu người bị giảm, thời gian đất bỏ hoá cũng bị rút ngắn xuống khoảng 3 đến 5 năm. Với khoảng thời gian ngắn như vậy thì độ phì và các tính chất lý hoá của đất chưa được tái tạo đủ mức cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng nông nghiệp. Vì vậy năng suất cây trồng rất thấp và thời gian canh tác chỉ kéo dài tốt đa là 2 vụ. Những vùng đất có độ dốc thấp, do sức ép của chăn thả tự do, cây cối không thể tái sinh, các loài cỏ cho trâu bò cũng không thể phát triển, ngoại trừ cỏ may, cỏ đắng và cỏ tranh, đã trở thành vùng đất trống, đồi núi trọc với độ thoái hoá nặng đến mức khó có thể phục hồi nếu như không đầu tư cao và kịp thời. Các loài cỏ dại không có giá trị kinh tế lại phát triển mạnh và cạnh tranh gay gắt với cây trồng. Kết quả là rừng bị mất, đất bị thoái hoá, năng suất cây trồng thấp, thu nhập từ chăn nuôi cũng giảm nên cuộc sống của nông dân miền đất dốc rất khó khăn, luẩn quẩn trong vòng đói nghèo.

    Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã quan tâm đầu tư giúp đỡ phát triển nông nghiệp và nông thôn miền núi nhưng sự chuyển biến còn chậm. Công cuộc xóa đói giảm nghèo cho nông dân miền núi vẫn còn là thách thức lớn đối với toàn Đảng và toàn dân ta.

    Để có cách nhìn đầy đủ hơn trong quản lý, sử dụng đất dốc và giúp nông dân nắm vững một số kỹ thuật nông nghiệp sinh thái trong canh tác trên đất dốc bền vững, chúng tôi tóm lược những khó khăn, hạn chế cũng như những tiềm năng, thuận lợi của đất dốc và giới thiệu một số kỹ thuật canh tác đất dốc bền vững cũng như những quan điểm, định hướng về sử dụng phương thức tiếp cận nông nghiệp sinh thái trong nghiên cứu, quản lý và sử dụng đất dốc bền vững ở miền núi Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...