Tài liệu Quản lý và sử dụng đất dốc bền vững dựa trên tiếp cận nông nghiệp sinh thái

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU
    Đất đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên của Việt Nam. Nhìn chung đây là
    những loại đất khó khai thác sử dụng và kém hiệu quả, đặc biệt khi đất đã mất thảm thực
    vật che phủ. Trong những năm 40 của thế kỷ XX, diện tích che phủ của nước ta khoảng
    45%; đến những năm 80 của thế kỷ XX, chỉ còn khoảng 25%. Hiện nay tổng diện tích che
    phủ rừng ở nước ta đã tăng lên trên 38%. Tuy nhiên diện tích đất trồng, đồi núi trọc vẫn
    còn khoảng 8,5 triệu ha. Đất dốc phân bố ở tất cả 9 vùng sinh thái của Việt Nam, nhưng
    chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Bắc, Tây Trung bộ và Tây Nguyên.
    Phần lớn diện tích đất có độ dốc dưới 15o (chiếm 21,9%) đã được sử dụng cho sản
    xuất nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Diện tích đất có độ dốc từ 15o đến 25o chiếm
    khoảng 16,4%, còn lại là đất có độ dốc lớn hơn 25o (chiếm 61,7%). Do thiếu đất sản xuất
    nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc lớn hơn 25o chịu xói mòn rất
    mạnh và thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng được 2-3 vụ cây lương thực ngắn
    ngày, sau đó trồng sắn và bỏ hoá. Dân số gia tăng dẫn đến bình quân diện tích đất trên đầu
    người bị giảm, thời gian đất bỏ hoá cũng bị rút ngắn xuống khoảng 3 đến 5 năm. Với
    khoảng thời gian ngắn như vậy thì độ phì và các tính chất lý hoá của đất chưa được tái tạo
    đủ mức cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng nông nghiệp. Vì vậy năng
    suất cây trồng rất thấp và thời gian canh tác chỉ kéo dài tốt đa là 2 vụ. Những vùng đất có
    độ dốc thấp, do sức ép của chăn thả tự do, cây cối không thể tái sinh, các loài cỏ cho trâu
    bò cũng không thể phát triển, ngoại trừ cỏ may, cỏ đắng và cỏ tranh, đã trở thành vùng đất
    trống, đồi núi trọc với độ thoái hoá nặng đến mức khó có thể phục hồi nếu như không đầu
    tư cao và kịp thời. Các loài cỏ dại không có giá trị kinh tế lại phát triển mạnh và cạnh tranh
    gay gắt với cây trồng. Kết quả là rừng bị mất, đất bị thoái hoá, năng suất cây trồng thấp,
    thu nhập từ chăn nuôi cũng giảm nên cuộc sống của nông dân miền đất dốc rất khó khăn,
    luẩn quẩn trong vòng đói nghèo.
    Nhà nước và các tổ chức
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...