Đồ Án Quản lý và bảo dưỡng thiết bị ATM DSLAM MA5100 của Huawei

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG TỈNH QUẢNG NAM
    I. Khái quát chung:

    Quảng Nam là một tỉnh có vị trí địa lý hết sức quan trọng, có nhiều tiềm năng phát triển về kinh tế, nằm trên trục lộ chính của thành phố Đà Nẵng và Khu công nghiệp Dung Quất, Quảng Nam đang từng bước hình thành và phát triển thành một tỉnh có nhiều khu công nghiệp, đặc biệt là khu kinh tế mở Chu Lai, tạo nên một vành đai phục vụ cho khu vực miền Trung. Với những đặc thù như vậy, việc nghiên cứu xây dựng một mô hình tổ chức mạng lưới viễn thông trên địa bàn tỉnh một cách khoa học, hợp lý đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế đa dạng là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng về khoa học kỹ thuật đặc biệt là lĩnh vực viễn thông tin học và xu hướng hội tụ của Bưu chính-Viên thông-Tin học-Phát thanh truyền hình ngày càng đòi hỏi sự đổi mới về công nghệ viễn thông cũng như tối ưu hoá mạng lưới nhằm đáp ứng các định hướng cơ bản và mục tiêu phát triển khoa học công nghệ Bưu chính-Viễn thông của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2020.
    Quảng Nam là một tỉnh có địa bàn tương đối rộng, địa hình phần lớn là đồi núi. Việc xây dựng mạng viễn thông của Viễn thông Quảng Nam trên địa bàn tỉnh có nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong thời gian qua, mạng viễn thông của tỉnh Quảng Nam đã có những phát triển đáng kể như việc áp dụng công nghệ mới, thiết bị hiện đại vào mạng lưới, nâng cao chất lượng mạng lưới, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ Bưu chính Viễn thông của khách hàng.
    Tỉnh Quảng Nam gồm: Thành phố Tam Kỳ, Thành phố Hội An, các huyện đồng bằng và trung du: Núi Thành, Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc và các huyện miền núi: Tiên Phước, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Quế Sơn. Dân cư tập trung không đồng đều sống chủ yếu là nông nghiệp, địa hình núi non hiểm trở vì thế công nghiệp chưa được đầu tư đúng mức, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên tiềm năng về đất đai và số người lao động rất lớn, đây là điều kiện để tỉnh Quảng Nam xây dựng và phát triển lâu dài.
    Viễn thông Quảng Nam được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2008 trên cơ sở chia tách từ Bưu điện tỉnh Quảng Nam cũ. Được sự chỉ đạo và giúp đỡ của lãnh đạo cấp trên, cùng với sự nổ lực của cán bộ công nhân viên, Viễn thông Quảng Nam đã xây dựng và phát triển toàn diện theo hướng tận dụng mọi cơ hội, thực hiện đổi mới, cải cách cơ chế, đa dạng hoá dịch vụ tiến thẳng vào công nghệ hiện đại của đất nước, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của khách hàng ở tất cả các vùng trong tỉnh.

    Hình 1-1: Sơ đồ tổng quan mạng viễn thông Bưu điện tỉnh Quảng Nam (cũ) đến hết năm 2007



    1.1 Hiện trạng mạng viễn thông tỉnh Quảng Nam
    1.1.1 Mạng chuyển mạch:

    Mạng chuyển mạch Viễn thông Quảng Nam gồm các hệ thống tổng đài: Alcatel 1000E10, Erisson và các tổng đài độc SDE. Các tổng đài này luôn được nâng cấp để nâng cao tính năng, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và luôn hoạt động ổn định. Các trạm chuyển mạch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được lắp đặt tại các trung tâm huyện thị, khu vực có đông dân cư. Đến cuối 2007, toàn mạng đã có là 87 điểm chuyển mạch (tổng đài), gồm 03 Host, 60 tổng đài vệ tinh, 10 tổng đài độc lập SDE và 14 bộ truy nhập V5.2, với tổng dung lượng sử dụng là 111.633 thuê bao trên tổng dung lượng lắp đặt 150.694 lines của toàn mạng, Cụ thể:
    - Tổng đài Host Tam Kỳ: Sử dụng tổng đài loại Alcatel 1000E10 MM, phiên bản phần mềm R24, lắp đặt tại Thành phố Tam Kỳ với 21 vệ tinh CSND, 01 tổng đài độc lập SDE, 07 trạm truy nhập V5.2, tổng dung lượng sử dụng là 38.630 thuê bao trên 48.390 lines lắp đặt của hệ thống.
    - Tổng đài Host Duy Xuyên: Sử dụng tổng đài loại Alcatel 1000E10 MA, lắp đặt tại Trung tâm Huyện Duy Xuyên với 29 tổng đài vệ tinh CSND, 08 tổng đài độc lập SDE, 07 trạm truy nhập V5.2, tổng dung lượng sử dụng là: 47.479 thuê bao trên 65.834 lines lắp đặt của hệ thống.
    - Tổng đài Host Hội An: Sử dụng tổng đài Ericsson loại AXE 810 thuộc dự án ODA, phiên bản phần mềm APZ 212 33C, lắp đặt tại Thành phố Hội An với 10 tổng đài vệ tinh RLU, tổng dung lượng sử dụng là 27.641 thuê bao trên 34.420 lines lắp đặt của hệ thống.
    Hiệu suất sử dụng tại các trạm:
    - Số trạm có hiệu suất sử dụng trên 90%: 14 trạm.
    - Số trạm có hiệu suất sử dụng từ 80% đến 90%: 13 trạm.
    - Số trạm có hiệu suất sử dụng từ 80% đến 90%: 17 trạm.
    - Số trạm có hiệu suất sử dụng từ 50% đến 70%: 26 trạm.
    - Số trạm có hiệu suất sử dụng dưới 50% : 17 trạm.
    - Hiệu suất sử dụng của toàn mạng đạt 74,08%. (111.633/150.694)
    1.1.2 Mạng truyền dẫn
    Với địa hình rộng lớn, mạng truyền dẫn Viễn thông Quảng Nam sử dụng thiết bị quang và viba dung lượng nhỏ đến cuối năm 2007 toàn mạng có: 47 tuyến cáp quang với tổng chiều dài 745,6 Km, 53 đầu ADM STM-1 và STM-4 thiết bị NEC và Fujitsu, 22 cặp modem quang loại 04-08E1, được thiết lập thành 02 vòng Ring SDH 622Mbps, 06 vòng SDH 155Mbps và nhiều tuyến nhánh với chất lượng và độ ổn định cao. Về thiết bị vi ba có 05 cặp viba DM1000, 01 cặp viba CTR210, 35 cặp AWA.
    Nhằm nâng cao độ an toàn về đường truyền tổng đài HOST AXE810 Hội An, HOST 1000E10 Duy Xuyên và các CSND khu vực phía Bắc Quảng Nam các tổng đài Khu vực này được đấu nối về trung tâm Chuyển mạch Tam Kỳ bằng cả hai phương thức viba và cáp quang.
    Mạng cáp quang hiện tại của Viễn thông Quảng Nam quản lý có tổng chiều dài 745,6 Km. Sử dụng sợi quang loại đơn mode, có dung lượng từ 8, 16, 24 sợi. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có các tuyến cáp quang của VTN đi qua, trên các tuyến cáp quang này Viễn thông Quảng Nam được phân bổ từ 2 – 8 sợi. Hiện tại các tuyến cáp quang được sử dụng cho các kết nối của thiết bị truyền dẫn quang, mạng truyền số liệu nội tỉnh, mạng xDSL.
    Mạng liên tỉnh tại OCB Tam Kỳ sử dụng Viba số ATFH có tốc độ 140Mb/s truyền đẫn đến tổng đài TOLL tại Đà Nẵng để hòa mạng cho toàn tỉnh.
    Mạng truyền dẫn quốc tế được truyền từ OCB Tam Kỳ ra VTN3 ở Đà Nẵng. Đường truyền này sử dụng tuyến cáp quang SDH 2,5Gb/s song song với viba số ATFH 140Mb/s.
    Các thiết bị phụ trợ khác:
    ã Thiết bị nguồn:
    Toàn bộ các trạm viễn thông có lắp đặt tổng đài đều sử dụng máy nổ có công suất > 20KVA, hệ thống acquy có dung lượng >150Ah, đảm bảo nguồn điện cho thiết bị hoạt động khi mất điện lưới. Các Đài Viễn thông miền núi được trang bị thêm máy nổ dự phòng, đề phòng trường hợp mất điện lưới kéo dài, nhất là trong mùa mưa bão.
    ã Thiết bị phụ trợ:
    Để đảm bảo an toàn cho các thiết bị viễn thông, Viễn thông Quảng Nam đã lắp đặt hệ thống chống sét trên toàn mạng. Các trạm viễn thông tại các khu vực có mật độ dông sét cao được lắp đặt hệ thống chống sét trực tiếp (Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Phước Sơn, Nam Giang, Hiên, Việt An); tất cả các trạm có tổng đài đều lắp đặt thiết bị chống sét qua đường điện lực (33 bộ lọc sét 3 pha), riêng trạm OCB Tam Kỳ có bổ sung thêm trạm cắt sét 3 pha; các trạm dùng bộ tập trung thuê bao được lắp đặt bộ lọc sét 1 pha (06 trạm); thiết bị viba được lắp đặt bộ cắt sét qua đường dây phiđơ (62 bộ). Hệ thống tiếp đất cho các trạm viễn thông cũng được cũng được xây dựng đúng theo tiêu chuẩn Ngành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...