Luận Văn Quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển đồng bằng sông Cửu Long

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển đồng bằng sông Cửu Long

    Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diện tích 3,96 triệu ha, với hơn 17 triệu dân, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân (hơn 50% sản lượng lương thực, 65% sản lượng thủy sản cả nước). Là vùng đất phì nhiêu, kênh rạch chằng chịt, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế- cả về nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản và du lịch sinh thái. Vì vậy khi ĐBSCL bị ngập lụt, hạn hán hay thiếu nước hoặc bị xâm nhập mặn sẽ gây ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của cả nước mà trước hết là đến an ninh lương thực.
    Chế độ thuỷ văn ĐBSCL chịu ảnh hưởng mạnh của dòng chảy sông Mê Công, thuỷ triều biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội vùng. Sông Mê Công là nguồn cung cấp nước ngọt có tính quyết định đối với khu vực. Do cả 2 phía giáp biển nên ĐBSCL bị mặn xâm nhập mạnh vào mùa khô. Ngược lại, vào mùa lũ, gần 2 triệu ha ở phía bắc bị ngập kéo dài 3-5 tháng, gây trở ngại và thiệt hại không nhỏ, nhưng cũng mang đến lượng phù sa, nguồn thuỷ sản phong phú, có tác dụng rất tốt trong vệ sinh và cải tạo đồng ruộng.
    Việc gia tăng sử dụng nước của các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Công sẽ có tác động không nhỏ, gây nên những ảnh hưởng chưa thể lường hết về môi sinh và kinh tế cho các quốc gia ở hạ nguồn, nhất là Campuchia và Việt Nam. Chưa bao giờ tài nguyên nước lại trở nên quý hiếm như những năm gần đây. Việc phải đối mặt thường xuyên với hạn hán, ngập lụt, ô nhiễm đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp tổng thể, toàn diện trong bảo vệ, quản lý để khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn nước vốn hữu hạn lại rất dễ bị tổn thương. Trong hoàn cảnh như vậy, công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên lưu vực càng cần thiết phải đặt lên ở tầm cao hơn.
    Hiện nay ở ĐBSCL việc khai thác và sử dụng nước ngầm đang rất lãng phí và không thể kiểm soát được. Về nguyên tắc điều đó tất yếu dẫn đến sụt lún đất, xâm nhập mặn và nếu không có biện pháp quản lý kịp thời sẽ còn kéo theo một loạt các hệ lụy khác.
    Thời gian gần đây, ĐBSCL đã và đang gánh chịu những tác động khá mạnh do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây nên, lũ có những biến động ngày càng lớn, hạn hán nghiêm trọng, cháy rừng gia tăng, sạt lở bờ sông xảy ra thường xuyên, bão nhiều và mạnh hơn, tố lốc xuất hiện ngày càng nguy hiểm. Điều đó cho thấy BĐKH không còn là chuyện xa lạ và việc nghiên cứu để có biện pháp ứng phó là hết sức cấp thiết.
    Trên cơ sở các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước, trong năm 2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu xây dựng xong kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam đặc biệt là nước biển dâng (NBD), làm cơ sở ban đầu để các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
    Các kịch bản biến đổi khí hậu cho thấy, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tại Việt Nam có thể tăng ở khoảng 1,6- 2,8[SUP]0[/SUP]C (so với mức trung bình của thời kỳ 1980 -1999) ở các vùng khí hậu khác nhau. Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ tăng mạnh hơn ở các vùng phía Nam. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè. Tổng lượng mưa năm và lượng mưa vào mùa mưa ở các vùng Việt Nam, cũng tăng lên, trong đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, đặc biệt là ở phía Nam. Ở các vùng phía Bắc, mức tăng lượng mưa nhiều hơn so với các vùng khí hậu phía Nam.
    Trong Công văn số 5319/VPCP-KTN ký ngày 05 tháng 8 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đồng ý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng các kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ TN MT trình Chính phủ xem xét ngày 10 tháng 7 năm 2009.
    Theo đó mực nước biển dâng (tính bằng cm) so với thời kỳ 1980-1999 được chia theo 3 kịch bản chính như sau:
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Kịch bản
    [/TD]
    [TD="colspan: 9"]Các mốc thời gian của thế kỷ 21
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2020
    [/TD]
    [TD]2030
    [/TD]
    [TD]2040
    [/TD]
    [TD]2050
    [/TD]
    [TD]2060
    [/TD]
    [TD]2070
    [/TD]
    [TD]2080
    [/TD]
    [TD]2090
    [/TD]
    [TD]2100
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thấp (B1)
    [/TD]
    [TD]11
    [/TD]
    [TD]17
    [/TD]
    [TD]23
    [/TD]
    [TD]28
    [/TD]
    [TD]35
    [/TD]
    [TD]42
    [/TD]
    [TD]50
    [/TD]
    [TD]57
    [/TD]
    [TD]65
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Trung bình (B2)
    [/TD]
    [TD]12
    [/TD]
    [TD]17
    [/TD]
    [TD]23
    [/TD]
    [TD]30
    [/TD]
    [TD]37
    [/TD]
    [TD]46
    [/TD]
    [TD]54
    [/TD]
    [TD]64
    [/TD]
    [TD]75
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Cao (A1F1)
    [/TD]
    [TD]12
    [/TD]
    [TD]17
    [/TD]
    [TD]24
    [/TD]
    [TD]33
    [/TD]
    [TD]44
    [/TD]
    [TD]57
    [/TD]
    [TD]71
    [/TD]
    [TD]86
    [/TD]
    [TD]100
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Theo dự tính trong trường hợp mực nước biển tăng 1m Việt nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn thóc) và 10% thu nhập quốc nội GDP. Tại ĐBSCL sẽ có khoảng hơn 1,5 triệu ha nằm dưới mực nước biển (xem hình vẽ kèm theo).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...