Thạc Sĩ Quản lý tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Việt T

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN


    Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp
    với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của
    bản thân.
    Lời đầu tiên tôi xin dành bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới
    thầy giáo - TS. Nguyễn Đức Trung là người trực tiếp hướng dẫn khoa học,
    đã tận tình hướng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và
    chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
    Tôi xin chân thành cám ơn Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt
    Nam- CN Việt Trì đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và cung cấp
    thông tin của luận văn.
    Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Trường Đại học kinh
    tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
    cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này.
    Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều
    kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
    Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi
    những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy, quý
    Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
    Phú Thọ, ngày tháng 8 năm 2015
    Học viên



    Nguyễn Viết Bách

    MỤC LỤC

    DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT i
    DANH SÁCH CÁC BẢNG . ii
    DANH SÁCH CÁC BIỂU . ii
    DANH SÁCH HÌNH . iii
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1 . 6
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC
    TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
    THƯƠNG MẠI 6
    1.1. Tổng quan tình hình nhiên cứu 6
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu 6
    1.1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu . 7
    1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 8
    1.2.1. Khái niệm hoạt động tín dụng của NHTM 9
    1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng . 9
    1.2.3. Phân loại tín dụng 11
    1.3. Khái quát chung về tín dụng tiêu dùng 13
    1.3.1. Khái niệm về tín dụng tiêu dùng . 13
    1.3.2 Đặc điểm của các khoản tín dụng tiêu dùng 13
    1.3.3. Phân loại tín dụng tiêu dùng . 15
    1.4. Nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng và quản lý tín dụng tiêu dùng của ngân hàng
    thương mại . 21
    1.4.1. Khái niệm quản lý tín dụng tiêu dùng . 21
    1.4.2. Mục đích công tác quản lý tín dụng tiêu dùng . 21

    1.4.3. Hiệu quả công tác quản lý tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng
    thương mại . 22
    1.4.4. Sự cần thiết tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng thương mại . 24
    1.4.5. Nhu cầu vay tiêu dùng và các nguồn tài trợ 26
    1.4.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tín dụng tiêu dùng tại Ngân
    hàng thương mại . 27
    1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tín dụng tiêu dùng ở ngân
    hàng thương mại . 32
    1.5.1. Các chỉ tiêu định lượng 32
    1.5.2. Chỉ tiêu định tính . 34
    1.6. Kinh nghiệm quản lý tín dụng tiêu dùng của một số Ngân hàng
    thương mại trên địa bàn . 36
    1.6.1. Kinh nghiệm quản lý tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng Đầu tư
    và phát triển Việt Nam - CN Phú Thọ . 36
    1.6.2. Kinh nghiệm quản lý tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng TMCP
    Công thương Việt Nam - CN Phú Thọ 37
    1.6.3. Kinh nghiệm quản lý tín dụng tiêu dùng của Agribank Chi nhánh
    tỉnh Phú Thọ . 37
    1.6.4. Bài học kinh nghiệm đối với NHNT Việt Trì 39
    CHƯƠNG 2 . 40
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
    2.1. Câu hỏi nhiên cứu 40
    2.2. Phương pháp nhiên cứu 40
    2.2.1. Phương pháp luận 40
    2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 41
    2.2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu 43
    2.2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu 44

    2.2.5. Các công cụ được sử dụng . 45
    CHƯƠNG 3 . 46
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÍN DỤNG 46
    TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN- CN VIỆT
    TRÌ 46
    3.1. Tổng quan về NHNT Việt Trì . 46
    3.2. Thực Trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì . 53
    3.3. Quy trình xử lý phát sinh nợ quá hạn 61
    3.4. Thực trạng quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì 66
    3.5. Đánh giá quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì . 73
    CHƯƠNG 4 . 87
    GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG
    TẠI NHNT VIỆT TRÌ 87
    4.1.Định hướng quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì . 87
    4.1.1. Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng là thể nhân 87
    4.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng tiêu dùng của NHNT Việt Trì . 88
    4.2. Một số giải pháp nhằm phát triển TDTD tại NHNT Việt Trì 90
    4.2.1. Lập kế hoạch phát triển tín dụng tiêu dùng 90
    4.2.2. Hoàn thiện các sản phẩm tín dụng tiêu dùng của NHNT Việt Trì
    92
    4.2.3. Hoàn thiện chiến lược Marketing trong ngân hàng 95
    4.2.4. Bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng 104
    4.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 107
    4.2.6. Mở rộng mạng lưới của Ngân hàng . 108
    4.3. Một số kiến nghị 108
    4.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 108
    4.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 110

    KẾT LUẬN 113
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

    i
    DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
    2 CBCNV Cán bộ công nhân viên
    3 CPI Chỉ số năng lực cạnh tranh
    4 NHNT Ngân hàng Ngoại Thương
    5
    NHNT
    Việt Trì
    Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- CN Việt Trì
    6 NHTM Ngân hàng cổ phần thương mại
    7 TCTD Tổ chức tín dụng
    8 TDTD Tín dụng tiêu dùng
    9 WTO Tổ chức Thương mại thế giới
    10 XNK Xuất nhập khẩu

    ii
    DANH SÁCH CÁC BẢNG

    STT Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 3.1
    Tình hình Huy động vốn và sử dụng vốn NHNT
    Việt Trì
    47
    2 Bảng 3.2 Tình hình sử dụng vốn tại NHNT Việt Trì 49
    3 Bảng 3.3 Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh năm 2014 51
    4 Bảng 3.4
    Tình hình hoạt động cho vay theo thành phần kinh
    tế tại NHNT Việt Trì
    68
    5 Bảng 3.5 Tình hình hoạt động TDTD tại NHNT Việt Trì 70
    6 Bảng 3.6 Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh năm 2014 82

    DANH SÁCH CÁC BIỂU
    STT Biểu Nội dung Trang
    1
    Biểu đồ
    3.1
    Tỷ lệ nợ quá hạn tại NHNT Việt Trì 53
    2
    Biểu đồ
    3.2
    Cơ cấu cho vay tiêu dùng 71


    iii
    DANH SÁCH HÌNH

    STT Hình Nội dung Trang
    1 Hình 1.1 Sơ đồ Cho vay tiêu dùng gián tiếp 18
    2 Hình 1.2 Sơ đồ Cho vay tiêu dùng trực tiếp 20
    3 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức NHNT Việt Trì 46



    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong đời sống kinh tế xã hội hoạt động sản xuất luôn được tiến hành
    theo một chu kỳ nhất định, chu kỳ đó luôn bắt đầu từ sản xuất qua lưu thông
    rồi được kết thúc ở tiêu dùng. Có hai loại tiêu dùng đó là tiêu dùng cho hoạt
    động sản xuất (mua máy móc thiết bị, công cụ lao động, nguyên vật liệu phục
    vụ cho hoạt động sản xuất) và tiêu dùng cá nhân. Trong đó, tiêu dùng cá nhân
    luôn được coi là mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất, nó thúc đẩy sản
    xuất phát triển, khuyến khích quá trình sản xuất và kinh doanh thương mại
    được thông suốt.
    Thông qua tiêu dùng sản phẩm của sản xuất mới thực sự phát huy vai
    trò.Sản xuất tạo ra tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống.Nhu cầu tạo ra
    sản phẩm, cũng tức là tạo ra động cơ bên trong tạo ra động lực thúc đẩy sản
    xuất, nó cũng là tiền đề cho sản xuất.
    Thông thường người ta chỉ tiến hành mua sắm hay sử dụng các hàng
    hoá dịch vụ khi họ tích luỹ đủ một lượng tiền nhất định chứ không nghĩ đến
    việc đi vay để tiêu dùng. Ngược lại, đối với sản xuất khi có một phương án
    khả thi cùng với một số điều kiện nhất định họ sẽ tìm các nguồn tài trợ để
    thực hiện phương án kinh doanh của mình, thông thường họ tìm đến các Ngân
    hàng Thương mại (NHTM)
    Một trong các nguyên nhân khiến các NHTM có được một vị trí quan
    trọng trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ là không ngừng khai thác nguồn tiền
    gửi của dân cư và coi đây là nguồn vốn hoạt động quan trọng nhất.Tuy nhiên,
    các hộ gia đình và cá nhân không muốn gửi tiền của mình vào ngân hàng nếu
    họ thấy rằng họ không thể vay lại tiền từ chính ngân hàng đó.Hơn nữa, trong
    một số nghiên cứu gần đây, tín dụng tiêu dùng thường là một trong những
    khoản mục tài sản mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

    2
    Tín dụng tiêu dùng ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng,
    là một hình thức khá phổ biến hiện nay đặc biệt là ở một số nước phát triển trên
    thế giới. Đây tuy là hoạt động tuy không còn mới mẻ trong các ngân hàng
    thương mại tại Việt Nam, nhưng vẫn chưa phát huy hết hiệu quả của nó đặc
    biệt là tại chi nhánh Việt Trì của Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) Việt Nam.
    Chúng ta đã quen với việc mua hàng hóa tiêu dùng có giá trị từ vài triệu
    lên đến vài trăm triệu được trả trực tiếp bằng tiền mặt nhưng việc này là rất
    hiếm hoi ở nước ngoài. Bới vì ở nước ngoài việc thanh toán hầu hết được
    thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng.
    Để tạo điều kiện cho các khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
    của mình, các ngân hàng sẽ cho vay tiêu dùng bằng tiền hay hàng hóa. Người
    được hưởng tín dụng tiêu dùng không phải thế chấp bất cứ một loại tài sản
    nào mà chỉ cần chứng minh được thu nhập. Người vay tín dụng sẽ phải trả
    một phần gốc và lãi hàng tháng.
    Hơn thế, cho vay tiêu dùng đã trở thành một sản phẩm quan trọng của
    các ngân hàng trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng khó khăn. Với hơn 2 triệu
    người gia nhập nhóm tiêu dùng mỗi năm, trong đó, gần 2/3 dân số Việt Nam
    dưới độ tuổi 35 và nhóm dân số trẻ này có xu hướng du lịch và trải nghiệm
    thế giới, cuộc đua tín dụng tiêu dùng được nhận định là sẽ ngày càng nóng.
    Cùng với đó, hoạt động tín dụng tiêu dùng cũng phát sinh nhiều rủi ro cao,
    hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại và công ty tài chính
    đan xen lẫn nhau. Sự cạnh tranh cung cấp sản phẩm dịch vụ này cũng khá
    khốc liệt. Cụ thể: Ngân hàng thương mại và công ty tài chính đều cung cấp
    một số sản phẩm tín dụng tiêu dùng như: cho vay trả góp để mua phương tiện
    đi lại, trang thiết bị gia đình, cho vay tiền mặt phục vụ đời sống . đối với đối
    tượng khách hàng phi chuẩn và cùng với cách thức tiếp cận qua điểm giới
    thiệu dịch vụ. Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, đối tượng khách hàng của
    ngân hàng là người có thu nhập từ khá trở lên, có điểm tín dụng cao, có lịch

    3
    sử tín dụng tốt. Còn đối tượng khách hàng của công ty tài chính là khách hàng
    đại chúng (phi chuẩn) có thu nhập trung bình, thấp, chưa có lịch sử tín dụng
    hoặc điểm tín dụng thấp.
    Như vậy việc quản lý công việc tín dụng tiêu dùng vừa đồng thời đáp
    ứng nhu cầu khách hàng để đảm bảo sự vượt trội đối thủ cạnh tranh vừa phải
    đảm bảo hạn chế rủi ro cho NHTM.
    Qua nhiên cứu thu thập tài liệu, tác giả nhận thấy, các nhiên cứu trước
    đều chưa nêu được đầy đủ tính cấp thiết, vị trí, vai trò của cho vay tín dụng
    tiêu dùng của NHTM. Đặc biệt, hiện chưa có nhiên cứu đánh giá đưa ra hệ
    thống giải pháp toàn diện công tác quản lý tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng
    TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Việt Trì ( NHNT Việt Trì) trong
    bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Đa số các tài liệu thường nghiên cứu các thực
    trạng chung của các NHTM trong nước. Có đề xuất giải pháp, song, đều chưa
    đầy đủ.hoặc không phù hợp với chính sách của NHNT Việt Trì.
    Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn nhiên cứu đề tài “ Quản lý tín dụng
    tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Việt
    Trì ” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế tại Trường Đại học
    kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.
    Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Quản lý tín dụng tiêu dùng tại
    Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Việt Trì như thế nào?
    Những giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại
    NHNT Việt Trì ?.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nhiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng
    tiêu dùng trong hoạt động ngân hàng. Đánh giá thực trạng và đưa ra những
    giải pháp nhằm quản lý hoạt động tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì tốt.

    4
    Nâng cao vị thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNT Việt
    Trì trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý
    tín dụng tiêu dùng hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Phân tích kinh nghiệm
    quản lý và phát triển tín dụng tiêu dùng của một số Ngân hàng trong cùng hệ
    thống và trên địa bàn, bài học cho NHNT Việt Trì.
    - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng của NHNT Việt
    Trì nói chung trong giai đoạn 2011 - hết năm 2014, từ đó tìm ra những nhân
    tố, yếu tố ảnh hưởng đến đến nguồn vốn, khó khăn khi thực hiện phát triển tín
    dụng tiêu dùng ở địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú thọ với đặc điểm nhiều
    khu công nghiệp dàn trải, mặt bằng về kinh tế, xã hội không đồng đều.
    - Nhấn mạnh vào những vấn đề cần đặc biệt quan tâm: Đưa ra các giải
    pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đặc biệt
    mảng phát triển tín dụng tiêu dùng.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nhiên cứu của luận văn là công tác quản lý tín dụng tiêu
    dùng của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Việt Trì.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
    Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, cụ thể trong công
    tác quản lý tín dụng tiêu dùng của NHNT Việt Trì trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
    nói chung và trong thành phố Việt Trì nói riêng.
    1.3.2.2. Phạm vi về không gian nghiên cứu:
    Tập chung nghiên cứu về công tác quản lý tín dụng tiêu dùng của
    NHNT Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ.
    1.3.2.3. Phạm vi về thời gian nghiên cứu:

    5
    Luận văn tập trung phân tích các vấn đề trong giai đoạn từ năm 2011
    đến hết năm 2014.
    4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
    Luận văn góp phần hệ thống lại một số vấn đề lý luận về tín dụng tiêu
    dùng . Chỉ ra những khó khăn, thuận lợi của công tác quản lý tín dụng tiêu
    dùng tại NHNT Việt Trì, qua đó thấy được những tiềm năng cũng như thách
    thức trong công tác quản lý hoạt động tín dụng tiêu dùng của chi nhánh. Đề
    xuất các giải pháp phù hợp góp phần hoàn thiện công tác quản lý tín dụng tiêu
    dùng của NHNT Việt Trì trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn này được chia thành 4
    chương như sau:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nhiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý
    tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại.
    Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
    Chương 3: Kết quả nghiên cứu công tác quản lý tín dụng tiêu dùng tại
    Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Việt Trì.
    Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tín dụng tiêu dùng tại
    Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Việt Trì.
     
Đang tải...