Luận Văn quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước


    LỜI NÓI ĐẦU
    Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì các doanh nghiệp Nhà nước nổi lên là một bộ phận quan trọng, là chỗ dựa để kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Thông qua nó, Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. Trong khi đó một số doanh nghiệp Nhà nước còn có nhiều tiêu cực, làm ăn không có hiệu quả và thua lỗ. Vì vậy một yêu cầu đặt ra là phải làm sao để các doanh nghiệp Nhà nước - các doanh nghiệp nắm giữ các ngành, các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế có thể phát triển một cách vững mạnh và thực sự trở thành một lực lượng vật chất hùng mạnh.
    Để có thể đứng vững và phát huy vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước phải làm ăn thật sự hiệu quả mà trước hết là phải quản lý, sử dụng tốt các nguồn đầu vào. Do đó việc quản lý tốt tiền lương, thu nhập - một trong những chi phí đầu vào là hết sức cần thiết, làm sao để sử dụng hiệu quả nhất chi phí tiền lương, phát huy được vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương.
    Trong thời gian vừa qua vấn đề quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù đã được nhiều nhà quản lý, nghiên cứu đề cập đến nhưng do tiền lương một mặt là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm, mặt khác tiền lương trong cơ chế thị trường vẫn là một vấn đề mới nên việc đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nó có liên quan chặt chẽ đến động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, khai thác các khả năng tiềm tàng từ mỗi người lao động.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và được sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ Vụ Tiền lương - Tiền công - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Phạm Đức Thành, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước”.

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba phần chính như sau:
    Phần I: Ý nghĩa của việc hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước.
    Phần II: Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước.
    Phần III: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước.

    PHẦN I
    Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

    I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG, THU NHẬP VÀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
    1. Lý luận chung về tiền lương, thu nhập
    1.1. Khái niệm, bản chất của tiền lương, thu nhập
    Từ khi sức lao động trở thành hàng hoá, xuất hiện thị trường sức lao động (hay còn gọi là thị trường lao động) thì khái niệm tiền lương xuất hiện. Tiền lương là một phạm trù kinh tế - xã hội, thể hiện kết quả của sự trao đổi trên thị trường lao động.
    Để có thể tiền hành sản xuất, cần có sự kết hợp của hai yếu tố cơ bản là lao động và vốn. Vốn thuộc quyền sở hữu của một bộ phận dân cư trong xã hội, còn một bộ phận dân cư khác, do không có vốn, chỉ có sức lao động họ phải đi làm thuê cho những người có vốn, đổi lại họ được nhận một khoản tiền, gọi là tiền lương( hay tiền công). Như vậy khái niệm "tiền lương" xuất hiện khi có sự sử dụng sức lao động của một bộ phận dân cư trong xã hội một cách có tổ chức và đều đặn bởi một bộ phận dân cư khác. Tiền lương, tiền công được hiểu là giá cả sức lao động, nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động.
    Xét trong mối quan hệ lao động thì tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Vậy giá cả sức lao động do cái gì quyết định, do lượng hao phí lao động xã hội cần thiết hay do cung cầu trên thị trường quyết định? Chúng ta phải hiểu là cơ sở của giá cả sức lao động là do lượng hao phí lao động xã hội cần thiết quyết định (còn gọi là giá trị sức lao động), còn sự biến động trên thị trường của giá cả sức lao động xoay quanh giá trị sức lao động là do quan hệ cung cầu quyết định.
    Ta có thể đi đến một khái niệm đầy đủ về tiền lương, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả yếu tố sức lao động mà người sử dụng sức lao động phải trả cho người cung ứng sức lao động, tuân theo nguyên tắc cung cầu, giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
    Để có một khái niệm mang tính pháp lý về tiền lương, Điều 55 Bộ luật Lao động có ghi: "Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định".
    Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như ở nước ta hiện nay, phạm trù tiền lương được thể hiện cụ thể trong từng thành phần và khu vực kinh tế.
    Trong thành phần kinh tế Nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương là số tiền mà các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức của Nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế và chính sách của Nhà nước và được thể hiện trong hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định.
    Trong các thành phần và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động và chi phối rất lớn của thị trường và thị trường lao động. Tiền lương trong khu vực này dù vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật và theo những chính sách của Chính phủ, nhưng được quyết định theo sự thoả thuận trực tiếp
     
Đang tải...