Báo Cáo Quản lý tiền cho vay của NHTM

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quản lý tiền cho vay của NHTM


    MỤC LỤC​




    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ TIỀN CHO VAY


    I.1. Tín dụng là gì ?

    Theo các nhà kinh tế học người Pháp: tín dụng là sự trao đổi một tài hoá hiện tại để lấy một tài hoá trong tương lai. Tín dụng là việc dịch chuyển vốn tạm thời từ nơi thừa sang nơi thiếu.

    Theo Việt Nam: tín dụng là sự vay mượn lẫn nhau giữa nguyên tắc hoàn trả kèm theo lợi tức .

    I.2. Bản chất của tín dụng

    Tín dụng là một phạm trù của nền kinh tế hàng hóa. Cần xem xét nội dung của phạm trù này để hiểu bản chất của nó. Tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp. Vì vậy để hiểu được bản chất của tín dụng, phải xuất phát từ quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có quá trình luôn chuyển vốn khác nhau.Hơn nữa ngay trong bản thân doanh nghiệp quả trình luôn chuyển các loại vốn cũng khác nhau. Nên đối với một doanh nghiệp xẩy ra sự không trùng khớp giữa nhu càu về vốn và vôn tự có,coi như tư có: hoặc là doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn hoặc là đang tự thừa vốn. Nếu doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn thì doanh nghiệp sẽ có nhu cầu huy động thêm vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp đang tạm thời thừa vốn thì doanh nghiệp có nhu cầu cho vay lấy lãi. Mặc dù doanh nghiệp luân tìm cách sử dụng tối đa vốn tự có và coi như tự có, song nếu khả năng thu hồi vốn thấp,hoặc lãi cho vay thấp không bù đáp nổi rủi ro có thể doanh nghiệp cũng không cho vay.Nếu chúng ta xem xét nhiều doanh nghiệp trong cùng một thời gian sẽ thấy có doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn có nhu cầu đi vay và có doanh nghiệp đang tạm thời thừa vốn có nhu cầu cho vay. Hiện tượng kinh tế trên làm nảy sinh một số mối quan hệ kinh tế mà nội dung của nó là vốn được dịch chuyển tạm thời từ nơi thừa sang nơi thiếu với điều kiện hoàn trả vốn và lãi tiền vay. Từ nội dung của quan hệ tín dụng ta thấy, thực chất của tín dụng là quan hệ kinh tế nhằm bổ sung vốn tạm thời thiếu hụt của các doanh nghiệp. Một nhu cầu vốn thường xuyên lớn hơn vốn tự có và coi như tự có không thể được hình thành thông qua quan hệ tín dụng. Mặt khác tín dụng là quan hệ kinh tế nhằm giải quyết cả hai loại nhu cầu của các doanh nghiệp. Do đó về bản chất nó là quan hệ bình đẳng hai bên cùng có lợi, và mang tính thoả thuận rất lớn.

    I.3. Chức năng của tín dụng.

    Huy động và phân phối vốn tạm thời nhàn rỗi trên nguyên tắc hoàn trả. Đây là chức nâng chủ yếu của tín dụng phản ánh bản chất cuả tín dụng. Chức năng này của tín dụng được thể hiện thông qua các nghiệp vụ cơ bản sau: huy động vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, dân cư thông qua các hình thức góp vốn, huy động tiếp kiệm, phát hành trái phiếu. Cho vay đối với các doanh nghiệp, cá nhân nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng dưới hình thức cho vay bằng tiền hoặc bằng hàng hoá.

    Kiểm soát các hoạt động kinh tế: Tín dụng là quan hệ kinh tế được hình thành trên cơ sở rất nhiều quan hệ kinh tế khác. Bản thân quan hệ tín dụng cũng lại bao hàm nhiều mối quan hệ như: Quan hệ vay, quan hệ về dư nợ. Do đó quan hệ tín dụng bao hàm cả khả năng kiểm soát các loại hoạt đọng kinh tế của các doanh nghiệp. Để hình thành được quan hệ tín dụng, người cho vay phải biết và kiểm soát hoạt động của người đi vay như tình vốn liếng mặt hàng sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ nói riêng và tình hình tài chính nói chung, quan hệ với các chủ nợ khác Các trục trặc trong quan hệ tín dụng như vay không trả được hoặc trả khong đúng hạn phản ánh những trục trặc trong quá trình sản xuất kinh doanh như khâu tiêu thụ hàng hoá, không có lãi, bị phá sản


    I.4. Vai trò của tín dụng

    Là một mối quan hệ kinh tế, tín dung có những tác động nhất định đối với các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên vai trò của tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào nhận thức và vận dụng quan hệ tín dụng vào xây dựng và quản lý kinh tế của con người. Trước hết tín dụng là công cụ tích tụ và tập trung vốn rất quan trọn. Thông qua tín dụng: Các doanh nghiệp nhận khối lượng vốn bổ sung rất lớn từ đó tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Tín dụng tâp trung các khoản tín dụng nhỏ, lẻ tẻ thành các khoản vốn lớn, tạo khả năng đầu tư vào các công trình lớn, hiệu quả cao. Tóm lại, thông qua quá trính tích tụ và tập trung vốn, tín dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Sau nữa tín dụng là công cụ bình quân hoá tỉ suất lợi nhuận. Tín dụng giúp các nhà doanh nghiệp đầu tư vào các ngành có tỉ suất lợi nhuận cao, kích thích khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất kinh doanh.Tín dụng trở thành công cụ làm cho kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trở nên năng động,mềm dẻo, linh hoạt. Bên cạnh đó, tín dụng là công cụ tăng vòng quay của vốn và tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông.

    Chúng ta đã xem xét vai trò của tín dụng trên những phương diện tích cực. Điều cần lưu ý là những vai trò trên sẽ còn tích cực, thậm sẽ là tiêu cực dưới nhận thức và vận dụng sai lệch của con người.
     
Đang tải...