Thạc Sĩ Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Kinh môn,

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 11/11/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Nhan đề : Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Kinh môn, tỉnh Hải Dương
    Tác giả : Bùi Văn Thắng
    Năm xuất bản : 2015
    Nhà Xuất bản : Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN) mà còn gắn liền với các vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội. Thuế ra đời và phát triển gắn với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, thuế ngày càng hoàn thiện và trở thành công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải sử dụng để điều tiết nền kinh tế xã hội. Có nhiều loại thuế khác nhau, như thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt . , mỗi loại thuế đều nhằm mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trong số các loại thuế, thuế GTGT góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế, giúp nhà nước kiểm soát hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lý. Kinh Môn là một huyện của tỉnh Hải Dương, giáp với Hải Phòng và Quảng Ninh. Nhờ điều kiện địa lý giao thương thuận lợi và tài nguyên phong phú đã tạo điều kiện phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, nhất là sản xuất vật liệu xây dựng (đá, xi măng, cát). Kinh tế phát triển đi cùng với đó là sự phát triển về số lượng các doanh nghiệp đưa Kinh Môn trở thành huyện có số doanh nghiệp (DN) nhiều nhất so với các huyện trong địa bàn tỉnh Hải Dương.
    Thời gian qua, công tác quản lý thu thuế GTGT đối doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước với tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp còn thấp, tình trạng vi phạm Pháp luật Thuế vẫn luôn xảy ra ở nhiều hình thức, với mức độ khác nhau, nợ thuế tăng.
    2
    Đối với nguồn thu chiếm tỉ lệ xấp xỉ 70% tổng thu ngoài quốc doanh này còn có nhiều tiềm năng khai thác. Bởi doanh thu tính thuế GTGT chưa tương xứng với doanh thu thưc tế của DN, đặc biệt tình trạng hóa đơn bất hợp pháp diễn ra khá phổ biến, khó kiểm soát Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải hoàn thiện chính sách và công cụ quản lý để nâng cao hiệu lực của công tác quản lý thuế đối với các DNNQD trên địa bàn huyện Kinh Môn. Xuất phát từ lý do trên, việc chọn đề tài: Quản lý Thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    * Mục tiêu chung: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác Quản lý Thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý Thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2016 - 2020. * Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về Quản lý Thuế GTGT. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng công tác Quản lý Thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, Thứ ba, đề ra định hướng, giải pháp tăng cường quản lý Thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý thuế GTGT đối với DNNQD tại Chi cục Thuế huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu phân tích thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối với nhóm công ty TNHH, công ty cổ phần và doanh nhiệp tư nhân, hợp tác xã từ năm 2011 đến nay.
    3
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
    * Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu, phân tích và làm rõ hơn một số khía cạnh lý luận và thực tiễn về quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. * Ý nghĩa thực tiễn Đánh giá hiệu Quản lý Thuế GTGT đối với các DNNQD tại Chi cục Thuế huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương để tìm ra những điểm hạn chế, tồn tại. Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả Quản lý Thuế GTGT đối với các DNNQD tại Chi cục Thuế huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho Lãnh đạo và các cán bộ, công chức thuộc cơ quan thuế trong quá trình lập dự toán, phân tích, đánh giá kế hoạch thu, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế ở đơn vị. Tham gia, đóng góp ý kiến vào quá trình dự thảo các chủ trương, chính sách nhằm điều chỉnh những điểm bất cập, không hợp lý, những hạn chế tồn tại của quá trình quản lý, thu thuế GTGT đối với DNNQD trên địa bàn huyện Kinh Môn. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, tiếp tục hoàn thiện những quy trình, quy định trong chính sách, pháp luật thuế phù hợp với thực tiễn. Đề xuất các các biện pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật thuế. Trên cơ sở pháp luật, vận dụng linh hoạt các giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, đảm bảo sự tinh tế, linh hoạt hơn trong công tác hành thu; hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng thất thu thuế, hiện tượng trốn lậu thuế; góp phần thực hiện công bằng trong xã hội.
    4
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Chương 4: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đến năm 2020.

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH . v
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn . 3
    5. Bố cục của luận văn 4
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 5
    1.1. Cơ sở lý luận 5
    1.1.1. Khái niệm quản lý thuế, thuế GTGT và đặc điểm của thuế GTGT 5
    1.1.2. Vai trò của thuế GTGT . 6
    1.1.3. Một số vấn đề về DNNQD 7
    1.1.4. Đặc điểm quản lý Thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh . 10
    1.1.5. Nội dung của quản lý thuế GTGT đối với các DNNQD 13
    1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 18
    1.2. Cơ sở thực tiễn . 22
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu của đề tài 22
    1.2.2. Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với DNNQD tại tỉnh Hải Dương 23
    1.2.3. Kinh nghiệm quản lý thuế DN NQD ở một số huyện, thị 24
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    iv
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 26
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
    2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 26
    2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu . 26
    2.2.3. Phương pháp tổng hợp 27
    2.2.4. Phương pháp phân tích 27
    2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 28
    Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT CỦA DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN KINH MÔN 29
    3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Kinh . 29
    3.1.1. Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên . 29
    3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 31
    3.2. Thực trạng DNNQP và công tác QLT GTGT tại huyện Kinh Môn năm 2012 - 2014 . 31
    3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi cục thuế huyện Kinh Môn . 31
    3.2.2. Thực trạng DNNQD ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT tại huyện Kinh Môn 34
    3.2.3. Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Kinh Môn . 36
    3.2.4. Những tồn tại, hạn chế trong quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện Kinh Môn năm 2012 - 2014 61
    Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN KINH MÔN . 67
    4.1. Xu hướng cải cách quản lý thuế ở Việt Nam . 67
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    v
    4.2. Định hướng và mục tiêu tăng cường quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD tại chi cục thuế huyện Kinh Môn 70
    4.2.1. Định hướng của CCT Huyện Kinh Môn . 70
    4.2.2. Mục tiêu của Chi cục thuế huyện Huyện Kinh Môn 72
    4.3. Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD 75
    4.3.1. Quản lý chặt chẽ doanh nghiệp đăng ký thuế, kê khai thuế và hóa đơn chứng từ . 75
    4.3.2. Tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thế . 77
    4.3.3. Tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm về thuế đối với doanh nghiệp 78
    4.3.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế và cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối với doanh nghiệp 81
    4.3.5. Một số giải pháp khác . 83
    4.4. Kiến nghị với cơ quan chức năng nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đề ra 88
    4.4.1. Hoàn thiện Luật quản lý thuế và Luật thuế GTGT . 88
    4.4.2. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng có liên quan trong công tác quản lý thuế 92
    4.4.3. Hiện đại hoá trang thiết bị ngành thuế phục vụ quản lý thuế . 94
    4.4.4. Kiến nghị đối với doanh nghiệp 95
    KẾT LUẬN 97
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
     
Đang tải...