Thạc Sĩ Quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thuế do Nhà nước tổ chức và thực hiện. Đó là sự chuyển dịch một chiều thu nhập từ
    phía doanh nghiệp và dân cư (khu vực tư) vào khu vực công. Phía sau quá trình chuyển dịch
    này gồm nhiều vấn đề đặt ra như: tương quan giữa số thuế thu được trong hiện tại và tương
    lai; ảnh hưởng của thuế đến hành vi kinh doanh, đến động thái tiêu dùng xã hội; thuế và
    tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội .
    Do đó, thuế là một lĩnh vực phức tạp, bởi lẽ không chỉ thể hiện ra những vấn đề
    kinh tế mà còn chứa đựng nhiều vấn đề xã hội sâu sắc. Thuế không những đòi hỏi tính
    khoa học về mặt lý luận, sự chính xác trong luật định mà còn cần đến nghệ thuật tinh tế
    trong hành thu.
    "Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN", hàng năm số thu về thuế chiếm khoảng
    80% đến 90% tổng thu NSNN. Điều đó đòi hỏi Nhà nước cần tu chỉnh các Luật thuế, các
    văn bản pháp lý khác về thuế nhằm hoàn thiện hệ thống thuế, đưa thuế ngày càng tiếp cận
    thực tiễn. Để phản ánh và theo kịp bước chuyển của nền kinh tế thì quản lý thu thuế cần
    phải thay đổi và phải được hoàn thiện hơn để đáp ứng tình hình phát triển kinh tế của đất
    nước cũng như các cam kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Qua đó khai thác tối đa
    những uy lực vốn có của thuế để kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển sản
    xuất kinh doanh của mọi đơn vị thuộc các thành phần kinh tế và đảm bảo thực hiện đúng
    nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
    Đối với khu vực KTNQD, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng,
    đều khắp các địa bàn trong từng địa phương và cả nước. Song chế độ sổ sách kế toán,
    chứng từ hóa đơn còn thực hiện tùy tiện, chưa đúng chế độ, hiện tượng khai man trốn
    thuế, lậu thuế còn nhiều từ đó tạo ra sự bất bình đẳng và sự cạnh tranh không lành mạnh
    giữa các thành phần kinh tế. Vì vậy, quản lý thu thuế đối với khu vực KTNQD phải tiếp
    tục cải tiến và hoàn thiện nhằm thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của hệ thống thuế đặt
    ra.
    Quảng Ngãi là một tỉnh duyên hải miền Trung, số thu về thuế không nhiều, chưa
    đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu của địa phương, nhưng trong đó kinh tế ngoài quốc doanh
    (KTNQD) đã đóng góp một phần không nhỏ vào số thu hàng năm của ngân sách địa
    phương. Nhiều năm qua ngành thuế tỉnh Quảng Ngãi nói chung, thuế ngoài quốc doanh
    (NQD) nói riêng đã hoàn thành kế hoạch pháp lệnh của Nhà nước giao. Nhưng với tính
    chất đa dạng và phức tạp của khu vực kinh tế này, công tác quản lý thu thuế ở tỉnh Quảng
    Ngãi cần được khắc phục những mặt hạn chế và tồn tại, đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu,
    thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật.
    Việc chọn đề tài "Quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng
    Ngãi - Thực trạng và giải pháp" có ý nghĩa thiết thực và bức xúc cả về mặt lý luận và
    thực tiễn.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu xung quanh vấn đề về thuế - công
    tác quản lý thu thuế. Mỗi đề tài nghiên cứu đều có mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên
    cứu, cách tiếp cận và mục tiêu cụ thể khác nhau.
    Tuy nhiên, chưa có một tác giả nào nghiên cứu bàn về quản lý thu thuế NQD trên
    địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Vì vậy, luận văn nghiên cứu là cần thiết, qua đó chỉ những
    nguyên nhân còn hạn chế trong quản lý thu thuế NQD, trên cơ sở đó đề xuất những giải
    pháp khả thi ở địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nhằm thực hiện được mục tiêu của hệ thống thuế
    tại địa phương.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
    - Mục đích: làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và những giải pháp thiết thực nhằm
    tăng cường, hoàn thiện quản lý thu thuế NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
    - Nhiệm vụ của luận văn:
    + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận của quản lý thu thuế đối với khu vực
    KTNQD.
    + Phân tích đánh giá thực trạng quản lý thu thuế NQD trên địa bàn tỉnh Quảng
    Ngãi.
    + Đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục hoàn thiện và tăng cường
    quản lý thu thuế NQD tại tỉnh Quảng Ngãi.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    Quản lý thu thuế đối với khu vực KTNQD rất rộng, đa dạng và phức tạp. Vì vậy,
    phạm vi của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về quản lý thu thuế khu vực NQD trong các hoạt
    động sản xuất kinh doanh - dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi gồm: Công ty cổ phần,
    Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Hộ kinh doanh công thương nghiệp
    và dịch vụ từ năm 1999 - 2001.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
    chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực
    tiễn, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh để rút ra những kết luận cần
    thiết.
    5. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài
    Từ những đánh giá về thực trạng, những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân
    của những tồn tại của công tác quản lý thu thuế đối với khu vực KTNQD ở tỉnh Quảng
    Ngãi, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý
    thu thuế NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
    6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn
    Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo và các cán bộ
    nghiệp vụ ở cơ quan thuế trong quá trình lập dự toán, phân tích, đánh giá kế hoạch thu, đề
    xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế ở đơn vị. Đảm
    bảo sự tinh tế trong hành thu; hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng thất thu thuế; thực
    hiện công bằng trong điều tiết thuế ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần
    kinh tế.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
    gồm 3 chương, 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...