Luận Văn Quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Thực trạng và giải phá

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN) và là công cụ quan trọng để điều tiết nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, kích thích sản xuất phát triển. Do có vai trò rất quan trọng nên các quốc gia đều rất quan tâm đến thuế và đưa ra nhiều biện pháp quản lý và thu thuế. Trong các đối tượng quản lý về thuế thì quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (NQD) là phức tạp nhất. Đây là khu vực kinh tế gồm nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh, hoạt động trong hầu hết các ngành,lĩnh vực của nền kinh tế. Đây cũng là khu vực khó quản lý và dễ gây thất thu lớn. Do vậy làm thế nào để quản lý thuế của khu vực kinh tế NQD vừa bảo đảm thu ngân sách, thực hiện công bằng giữa các chủ thể kinh doanh, vừa kích thích phát triển sản xuất - kinh doanh của khu vực này đang là bài toán khó.
    Với việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần từ Đại hội VI của Đảng (1986) đến nay, khu vực kinh tế NQD trên địa bàn tỉnh Nghệ An phát triển mạnh. Đến hết năm 2004, khu vực NQD có 2.218 doanh nghiệp với tổng số vốn lên tới 3.153 tỷ đồng. Quản lý thu thuế đối với khu vực này được chú trọng. Cục thuế tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện tốt các quy định của Trung ương về quản lý thuế, hình thành các quy trình quản lý thuế đối với các loại đối tượng khác nhau, có biện pháp thu thuế đối với các đối tượng khó thu .
    Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu nêu trên quản lý thu thuế khu vực kinh tế NQD, hiện còn nhiều trở ngại trong cơ chế chính sách, quy trình hành thu còn nhiều vướng mắc, trình độ năng lực cán bộ chưa đáp ứng, ý thức chấp hành nghĩa vụ của người nộp thuế còn thấp. Một số hiện tượng tiêu cực còn phổ biến như: không đăng ký mã số thuế, không sử dụng hoá đơn khi bán hàng, khai tăng phí, ghi giá thấp . gây thất thu thuế rất lớn.
    Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều thành phần tham gia, các chủ thể kinh doanh khu vực kinh tế NQD tăng lên nhanh chóng cả về số lượng lẫn quy mô. Việc đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang đặt ra yêu cầu đổi mới căn bản pháp luật, cơ chế chính sách quản lý từ Trung ương đến các địa phương. Điều đó đặt ra yêu cầu đổi mới căn bản quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế khu vực kinh tế NQD trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng. Việc nghiên cứu để tìm những giải pháp đổi mới, cải tiến quy trình, thủ tục cũng như đề xuất đổi mới pháp luật, chính để làm tăng thêm hiệu lực, hiệu quả của công cụ thuế trở nên rất bức xúc. Đó cũng là lý do chủ yếu của việc lựa chọn đề tài: "Quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Thực trạng và giải pháp đổi mới".
    Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 6 mục.
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 2
    CHƯƠNG 1. 4
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ THU THUẾ KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH 4
    1.1. THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH 4
    1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế. 4
    1.1.2.2.Các loại thuế liên quan tới khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. 5
    1.2.1.2. Đặc điểm quản lý thu thuế ngoài quốc doanh ở địa phương. 8
    1.2.2. Nội dung quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. 9
    1.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế. 9
    1.2.2.2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu thuế. 11
    1.2.2.3. Tổ chức thực hiện quy trình quản lý thu thuế. 11
    CHƯƠNG 2. 14
    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN 14
    2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ THU THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN. 14
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới thu thuế ngoài quốc doanh. 14
    2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 14
    2.2.2. Thực trạng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Điện Biên. 15
    2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN. 18
    2.2.1.Tình hình thực hiện các nội dung quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 18
    2.2.1.1. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thuế tỉnh Điện Biên. 18
    2.2.1.2. Triển khai thực hiện chế độ, chính sách thuế. 22
    2.2.1.3. Thực trạng về quy trình thu thuế khu vực ngoài quốc doanh. 24
    2.2.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra. 25
    2.2.2. Đánh giá chung về quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn Điện Biên. 25
    2.2.2.1. Những kết quả đạt được trong quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. 26
    2.2.2.2. Những hạn chế trong quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 33
    2.2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý thu thuế. 36
    CHƯƠNG 3. 41
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ THU THUẾ KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN. 41
    3.1. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI QUẢN LÝ THU THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN. 41
    3.1.1. Bối cảnh chung hiện nay ảnh hưởng tới quản lý thu thuế. 41
    3.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh Điện Biên. 43
    3.1.3. Phương hướng chung đổi mới quản lý thu thuế ngoài quốc doanh. 44
    3.1.3.1. Đổi mới quản lý thu thuế ngoài quốc doanh gắn với đổi mới hệ thống thuế và quản lý thuế nói chung. 44
    3.1.3.2. Đổi mới quản lý thu thuế theo hướng thực hiện đồng bộ các khâu trong quản lý thu. 46
    3.1.3.3. Đổi mới quản lý thu thuế ngoài quốc doanh ở địa phương theo hướng tuân thủ nghiêm pháp luật, chính sách của Nhà nước. 47
    3.1.3.4. Đổi mới quản lý thu thuế theo hướng hiện đại hóa. 48
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC ĐỔI MỚI QUẢN LÝ THU THUẾ KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN. 49
    3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý thu thuế. 49
    3.2.2. Nâng cao năng lực cán bộ thuế tỉnh Điện Biên. 51
    3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thi đua và mở rộng dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế. 53
    3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra. 54
    3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý thu thuế. 56
    KẾT LUẬN 58
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...