Thạc Sĩ Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự
    hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế -
    Đại học Quốc gia Hà Nội.
    Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế,
    đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập.
    Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Anh Tài đã dành rất nhiều
    thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
    nghiệp.
    Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận
    văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng
    góp tận tình của quý thầy cô, các nhà khoa học và các bạn.

    MỤC LỤC

    Danh mục các từ viết tắt . i
    Danh mục bảng ii
    Danh mục hình . iii
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN . 5
    1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5
    1.2. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI 9
    1.2.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội . 9
    1.2.2. Phân biệt bảo hiểm xã hội với bảo hiểm thương mại . 11
    1.2.3. Các loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội 12
    1.2.4. Vai trò của bảo hiểm xã hội 13
    1.3. THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC . 17
    1.3.1. Khái niệm, đặc điểm thu bảo hiểm xã hội bắt buộc . 17
    1.3.2. Vai trò của thu bảo hiểm xã hội 19
    1.3.3. Phương pháp thu bảo hiểm xã hội: . 20
    1.4. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 21
    1.4.1. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội . 21
    1.4.2. Mục tiêu quản lý thu bảo hiểm xã hội . 21
    1.4.3. Các nguyên tắc quản lý thu bảo hiểm xã hội . 22
    1.4.4. Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội . 23
    1.4.5. Các yếu tố tác động đến quản lý thu bảo hiểm xã hội . 28
    1.5. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ THU BHXH 29
    1.5.1. Các chỉ tiêu về số tiền thu BHXH và tỷ lệ tăng tiền thu BHXH hàng năm. . 29
    1.5.2. Các chỉ tiêu về số lượng và tỷ lệ tăng số đơn vị sử dụng lao động. 30
    1.5.3. Số lượng và tỷ lệ tăng lao động trong các loại hình đơn vị SDLĐ. 30
    1.5.4. Tiền nợ BHXH và tỷ lệ nợ BHXH theo loại hình đơn vị SDLĐ. . 31
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 32

    2.1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 33
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 33
    2.2.1.Cơ sở phương pháp luận: 33
    2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu: 34
    2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu: . 35
    2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin: . 36
    2.2.5. Phương pháp phân tích dãy số thời gian: . 37
    2.2.6. Phương pháp so sánh: 39
    Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI 39
    BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 39
    3.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 39
    3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 39
    3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội 41
    3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội 43
    3.1.4. Kết quả thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
    2009 - 2013 45
    3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM
    XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009-2013 55
    3.2.1. Thực trạng quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội . 55
    3.2.2. Thực trạng quản lý quỹ lương làm căn cứ tính tiền đóng bảo hiểm xã hội . 61
    3.2.3. Thực trạng quản lý tiền thu bảo hiểm xã hội . 64
    3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra đóng BHXH . 67
    3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO
    HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 68
    3.3.1. Những mặt tích cực . 68
    3.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân . 70
    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
    THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 75

    4.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
    TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 . 75
    4.1.1. Bối cảnh trong tình hình mới có ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã
    hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội 75
    4.1.2. Phương hướng chủ yếu hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo
    hiểm xã hội thành phố Hà Nội 78
    4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO
    HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 78
    4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội . 78
    4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý quỹ lương làm căn cứ tính tiền đóng
    bảo hiểm xã hội 80
    4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý tiền thu bảo hiểm xã hội 81
    4.2.4. Nhóm giải pháp điều kiện . 81
    4.3. Một số kiến nghị . 84
    4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước về chính sách Bảo hiểm xã hội 84
    4.3.2. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam 85
    4.3.3. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội 86
    4.3.4. Kiến nghị đối với Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội. 87
    KẾT LUẬN . 89
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 91






    i

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
    2 BHXH Bảo hiểm xã hội
    3 BHYT Bảo hiểm y tế
    4 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
    5 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
    6 HCSN Hành chính sự nghiệp
    7 HĐND Hội đồng nhân dân
    8 HTLĐ Hợp tác lao động
    9 HTX Hợp tác xã
    10 HKDCT Hộ kinh doanh cá thể
    11 KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
    12 LD, VPĐD Liên doanh, văn phòng đại diện
    13 LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội
    14 NCL Ngoài công lập
    15 NLĐ Người lao động
    16 NSNN Ngân sách nhà nước
    17 SDLĐ Sử dụng lao động
    18 SXKD Sản xuất - kinh doanh
    19 TNLĐ – BNN Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
    20 UBND Uỷ ban nhân dân

    ii

    DANH MỤC BẢNG

    Stt Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 3.1
    Tốc độ tăng hàng năm thu BHXH giai đoạn 2009-
    2013
    49
    2 Bảng 3.2 Cơ cấu thu BHXH theo loại hình đơn vị sử dụng lao động 50
    3 Bảng 3.3 Số tiền nợ BHXH giai đoạn 2009 – 2013 51
    4 Bảng 3.4
    Tình hình nợ BHXH theo loại hình đơn vị sử dụng
    lao động
    52
    5 Bảng 3.5
    Đơn vị đăng ký tham gia BHXH theo loại hình đơn
    vị sử dụng lao động
    56
    6 Bảng 3.6 Số đơn vị sử dụng lao động tăng mới hàng năm 57
    7 Bảng 3.7 Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tăng mới hàng năm 57
    8 Bảng 3.8
    Số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo loại hình
    đơn vị sử dụng lao động (2009 - 2013)
    58
    9 Bảng 3.9 Cấp sổ BHXH bắt buộc từ năm 2009 đến 2013 61
    10 Bảng 3.10
    Quỹ tiền lương, tiền công tham gia BHXH bắt buộc
    theo loại hình đơn vị sử dụng lao động (2009 - 2013)
    62



    iii

    DANH MỤC HÌNH

    Stt Hình Nội dung Trang
    1 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của BHXH thành phố Hà Nội 44
    2 Hình 3.2
    Kết quả thu BHXH tại BHXH Hà Nội giai đoạn
    2009-2013
    48
    3 Hình 3.3
    Cơ cấu thu BHXH năm 2013 theo loại hình đơn
    vị SDLĐ
    49
    4 Hình 3.4
    Cơ cấu nợ BHXH theo loại hình đơn vị SDLĐ
    năm 2013
    53
    5 Hình 3.5
    Tỷ lệ doanh nghiệp tăng mới tham gia đóng
    BHXH trên tổng số doanh nghiệp mới thành lập
    từ năm 2009 đến 2013
    58
    6 Hình 3.6
    Cơ cấu lao động theo loại hình đơn vị SDLĐ năm
    2013
    60
    7 Hình 3.7
    Sơ đồ tổ chức thu BHXH của BHXH Thành phố
    Hà Nội
    66

    1

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ở nước ta, chính sách BHXH là chính sách lớn, là bộ phận quan trọng trong
    hệ thống chính sách an sinh xã hội, đã được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện.
    BHXH gắn liền với sự phát triển kinh tế và xã hội, nên việc xác định đúng vai trò
    của BHXH trong cuộc sống, sự tác động của BHXH đối với đời sống của NLĐ, với
    xã hội là một vấn đề đặt ra. Thực tế trong những năm qua cho thấy, công tác xây
    dựng pháp luật về BHXH ở nước ta thường bị động, mang tính chắp vá, việc thực
    hiện còn thiếu đồng bộ, đã có những ảnh hưởng nhất định tới quyền lợi của NLĐ.
    Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 tại kỳ
    họp thứ 9 Quốc hội khoá XI và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
    Đối với quỹ BHXH hiện đang được thực hiện nhằm mục tiêu là trở thành
    một công quỹ độc lập với ngân sách nhà nước, nhằm đảm bảo về tài chính để chi trả
    các chế độ BHXH cho NLĐ. Vì thế công tác thu BHXH (bao gồm cả thu BHXH bắt
    buộc và tự nguyện) ngày càng trở thành nhiệm vụ quan trọng và ảnh hưởng đến sự
    tồn tại và phát triển bền vững của sự nghiệp BHXH ở nước ta.
    Hoạt động quản lý công tác thu BHXH bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến
    công tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai. Do BHXH
    cũng như các loại hình bảo hiểm khác đều dựa trên nguyên tắc “có đóng, có
    hưởng”, công tác thu nộp BHXH bắt buộc đã đặt ra yêu cầu thu đúng, đủ, kịp thời.
    Nếu không thu được BHXH bắt buộc thì quỹ BHXH không có nguồn để chi trả cho
    các chế độ BHXH cho NLĐ. Do đó, thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc đóng
    một vai trò quyết định, then chốt trong quá trình đảm bảo ổn định cho cuộc sống
    của NLĐ cũng như các đơn vị sử dụng lao động được hoạt động bình thường.
    Do vậy, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc là nhiệm vụ quan trọng và khó
    khăn của ngành BHXH. Để công tác thu BHXH bắt buộc đạt hiệu quả cao thì đòi
    hỏi phải có quy trình quản lý thu chặt chẽ, hợp lý, khoa học.
    Tuy nhiên trong thời gian vừa qua công tác thu BHXH bắt buộc còn bộc lộ
    những tồn tại, hạn chế như: số đơn vị sử dụng lao động, số lao động chưa tham gia
    2

    BHXH bắt buộc còn nhiều, tỷ lệ tăng về mức lương, tiền công tham gia BHXH bắt
    buộc hàng năm chưa cao, số đơn vị nợ đọng, trốn đóng BHXH bắt buộc tăng nhanh
    gây ra những ảnh hưởng về quyền lợi cho NLĐ. Việc tăng trưởng nguồn thu BHXH
    bắt buộc còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng.
    Để khắc phục những hạn chế trên, nhằm mở rộng và tăng trưởng nguồn thu
    BHXH bắt buộc, phát triển bền vững quỹ BHXH, rất cần có những giải pháp thiết
    thực, hiệu quả trong thời gian tới.
    Từ nhận thức những vấn đề nêu trên, Học viên đã chọn đề tài “Quản lý thu
    bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội” làm đề tài cho luận văn
    của mình, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề còn hạn chế nêu trên.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý công
    tác thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2009 – 2013 trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó
    đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc trên
    địa bàn Thành phố Hà Nội.
    Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn
    tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHXH và công tác thu BHXH
    bắt buộc.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng về quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo
    hiểm xã hội thành phố Hà Nội, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu
    sót, nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra hiện nay.
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý thu
    BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý thu
    BHXH bắt buộc (sau đây viết là quản lý thu BHXH ) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý thu BHXH
    bắt buộc tại cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội.
    3

    - Phạm vi về thời gian: Các tài liệu và số liệu nghiên cứu được thu thập từ các
    nguồn trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2013, tập trung vào giai đoạn 2012 – 2013.
    - Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về: (1) Quản lý đối
    tượng tham gia BHXH, (2) Quản lý quỹ lương làm căn cứ tính tiền đóng BHXH, (3)
    Quản lý tiền thu BHXH và (4) Thanh tra, kiểm tra đóng BHXH.
    4. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
    Các đề tài nghiên cứu, đề án, luận án, luận văn, bài viết nghiên cứu về
    BHXH đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý chính sách BHXH nói
    chung và quản lý thu BHXH nói riêng. Tuy nhiên, học viên cũng kỳ vọng với kiến
    thức thu được trong quá trình học tập, kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học
    trước đó và với kinh nghiệm công tác của bản thân sẽ tham gia nghiên cứu một cách
    cơ bản, hệ thống về quản lý thu BHXH tại BHXH Hà Nội, từ đó có những đóng góp
    mới mang tính khoa học, thực tiễn về hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc góp
    phần giúp lãnh đạo BHXH thành phố Hà Nội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu
    BHXH của đơn vị, cụ thể như sau:
    - Luận văn nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về
    quản lý thu BHXH trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện kinh tế xã hội
    hiện nay.
    - Luận văn phân tích, đánh giá đúng những nhân tố ảnh hưởng đến việc tham
    gia BHXH của NLĐ và NSDLĐ khi mà Luật BHXH năm 2006 đã được Quốc hội
    thông qua Luật BHXH sửa đổi bổ sung năm 2014 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01
    tháng 01 năm 2016.
    - Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan
    BHXH thành phố Hà Nội, làm rõ những mặt tích cực, hạn chế yếu kém, nguyên
    nhân và bài học từ công tác quản lý thu BHXH.
    - Từ chủ trương, định hướng của Thành phố Hà Nội, đề xuất phương hướng
    và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý thu BHXH tại cơ quan Bảo
    hiểm xã hội thành phố Hà Nội nhằm góp phần phát triển bền vững quỹ BHXH cũng
    4

    như góp phần đảm bảo ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội
    trên địa bàn Thủ đô.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình, mở đầu,
    kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương.
    - Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận;
    - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn;
    - Chương 3: Thực trạng quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH thành phố Hà Nội;
    - Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH tại cơ quan
    BHXH thành phố Hà Nội
     
Đang tải...