Luận Văn Quản lý thống nhất và tổng hợp các nguồn thải gây ô nhiễm trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT : Báo cáo này đề cập đến những vấn đề bức xúc về môi trường nước trên
    lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, nhận diện và sơ bộ đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm
    chính trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai; cơ sở xây dựng và đề xuất các tiêu chí phân loại,
    đánh giá các nguồn thải trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và áp dụng tiêu chí đó để đánh
    giá thử cho một số nguồn thải tiêu biểu trên lưu vực. Phần cuối của bài báo là những ý tưởng
    chính nhằm phát triển chiến lược quản lý tổng hợp các nguồn thải gây ô nhiễm trên lưu vực
    hệ thống sông Đồng Nai hướng đến mục tiêu phát triển bền vững toàn lưu vực.
    1. KHÁI QUÁT VỀ LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI
    TRƯỜNG BỨC XÚC Ở LƯU VỰC
    Hệ thống sông Đồng Nai là một trong hai hệ thống sông lớn nhất khu vực phía Nam với
    lưu vực rộng khoảng 44.612 km2, liên quan đến 11 tỉnh/thành phố trên lưu vực với dân số
    hiện tại khoảng 15 triệu người. Môi trường nước của hệ thống sông này đang chịu tác động
    trực tiếp của các nguồn thải từ 116 khu đô thị với các qui mô khác nhau, 47 khu công
    nghiệp/khu chế xuất, trên 57.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với nhiều qui mô khác nhau, 73
    bãi rác, hàng nghìn cơ sở chăn nuôi qui mô công nghiệp, hàng chục bến cảng và nhiều nguồn
    thải khác.
    Nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai đã có biểu hiện ô nhiễm tại nhiều nơi, đang đe dọa
    đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều địa phương trên lưu vực. Làm thế nào để quản lý
    có hiệu quả các nguồn thải trên là vấn đề bức xúc đặt ra cho các địa phương trên lưu vực.
    Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (Hình 1) là một trong những lưu vực sông lớn của Việt
    Nam và là lưu vực sông lớn thứ hai ở khu vực phía Nam., bao phủ toàn bộ địa giới hành
    chánh của các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí
    Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và một phần địa giới hành chánh của các tỉnh Đăk Nông, Ninh
    Thuận, Bình Thuận và Long An (tổng cộng 11 tỉnh, thành có liên quan). Ngoài dòng chính là
    sông Đồng Nai, trên lưu vực này còn có nhiều phụ lưu quan trọng đổ nước vào sông Đồng
    Nai trước khi ra biển như sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ, cùng với một
    hệ thống sông rạch chằng chịt vùng cửa sông ven biển, trên đó có rừng ngập mặn Cần Giờ –
    Khu Dự trữ sinh quyển của thế giới đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài vai trò là nguồn cấp nước
    chính, các tuyến sông hiện đang được khai thác theo nhiều mục tiêu, trong đó đặc biệt chú ý
    là các công trình hồ chứa phục vụ cho mục tiêu thủy điện và thủy lợi, như: Đơn Dương (Đa
    Nhim), Đại Ninh, Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Mieng, Dầu Tiếng.
    Hạ lưu các sông Đồng Nai và Sài Gòn, sông Nhà Bè – Lòng Tàu – Soài Rạp, sông Thị
    Vải, là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các cảng nước sâu. Điều đó cho thấy lưu vực hệ
    thống sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển kinh tế – xã hội của cả khu
    vực miền Đông Nam bộ nói riêng và khu vực phía Nam nói chung. Bên cạnh đó lưu vực này
    còn có một hệ sinh thái đa dạng, tài nguyên môi trường phong phú cần được bảo tồn nhằm
    đảm bảo cho sự phát triển lâu bền.
    Vùng hạ lưu của lưu vực là vùng tập trung phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và
    đô thị hóa mạnh nhất trong hệ thống các vùng kinh tế lớn của Việt Nam mà trọng tâm là Vùng
    kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN), bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
    Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là vùng được xem như một vùng kinh tế giàu tiềm
    năng, vùng kinh tế động lực mạnh hàng đầu của Việt Nam hiện nay và trong nhiều năm tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...