Luận Văn Quản lý theo định hướng thị trường - Một nghiên cứu trong ngành Cơ khí Tp.HCM

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Nghiên cứu này nhằm xác định mức độ áp dụng nguyên lý quản lý theo định
    hướng thị trường trong các doanh nghiệp thuộc ngành Cơ khí tại Tp. HCM, đồng thời tìm hiểu
    tác động của năm thành phần của quản lý theo định hướng thị trường lên kết quả kinh doanh
    của các doanh nghiệp này. Kết quả thống kê cho thấy mức độ áp dụng nguyên lý quản lý theo
    định hướng thị trường tại các doanh nghiệp trong ngành cơ khí Tp.HCM hiện nay khá tốt, cao
    nhất là thành phần Định hướng khách hàng và thấp nhất là thành phần Định hướng cạnh
    tranh. Phân tích hồi quy cho thấy trong năm thành phần của nguyên lý quản lý theo định
    hướng thị trường thì bốn thành phần có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
    là Định hướng khách hàng, Định hướng cạnh tranh, Ứng phó nhạy bén và Phối hợp chức
    năng.
    Từ khóa: Định hướng thị trường, kết quả kinh doanh, ngành Cơ khí.
    1. GIỚI THIỆU
    Với chính sách phát triển nền kinh tế theo định hướng thị trường có sự quản lý của Nhà
    nước, GDP tăng trưởng bình quân 7% – 8%/ năm. Tuy nhiên, từ góc độ doanh nghiệp, nguyên
    lý quản lý theo định hướng thị trường vẫn chưa được phát triển một cách tương xứng (Phạm
    Minh Hạc và Phạm Thanh Nghị, 2006). Đây là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong
    bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế WTO.
    Ở một số nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Úc, New Zealand và nước có nền kinh tế
    đang phát triển như Trung Quốc đã có những nghiên cứu nhằm tìm ra mối quan hệ giữa Định
    hướng thị trường và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, một số nghiên cứu tìm thấy
    tác động tích cực của Định hướng thị trường lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như
    nghiên cứu của Kohli & Jaworski (1993), Deng & Dart (1994), Gray & ctg (1998) Những
    nghiên cứu này cho thấy có một sự tương quan đáng kể giữa hai yếu tố, từ đó giúp những nhà
    quản lý doanh nghiệp có một sự quan tâm xứng đáng đối với việc áp dụng nguyên lý quản lý
    theo định hướng thị trường trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp của mình. Tuy vậy,
    đối với Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chính thức về vấn đề này, đặc biệt là đối với
    ngành cơ khí, một ngành được xem là ngành công nghiệp trọng điểm trong chiến lược phát
    triển nền kinh tế của Việt Nam sắp tới.
    Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của Định hướng thị trường lên kết quả kinh
    doanh của các doanh nghiệp trong ngành cơ khí thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó giúp các
    doanh nghiệp nhận ra vai trò của mỗi thành phần trong Định hướng thị trường đối với kết quả
    kinh doanh và có những định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp.
    2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    2.1.Định hướng thị trường (Market Orientation)
    Định hướng thị trường (Market Orientation) là một trong những khái niệm quan trọng
    nhất của tư tưởng tiếp thị hiện đại. Thuật ngữ định hướng thị trường được biết đến đầu tiên ở
    các nước phát triển từ những năm 1957 – 1960 nhưng mới chỉ dừng trong phạm vi lý thuyết,
    học thuật thuần túy (McKitterich, 1957; Kelton, 1959; Levitt, 1960 – Deng & Dart, 1994 đã
    Science & Technology Development, Vol 10, No.08 - 2007
    Trang 34
    dẫn). Sau đó, từ năm 1990 trở đi, các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến khái niệm
    này dưới góc độ ứng dụng. Nổi bật là hai tác giả Kohli & Jaworski (1990) và Narver & Slater
    (1990) đã cụ thể hóa nội dung của Định hướng thị trường.
    - Kohli & Jaworski (1990) quan niệm rằng “Định hướng thị trường” là thuật ngữ chỉ sự
    triển khai ứng dụng của tư tưởng tiếp thị. Các tác giả này định nghĩa Định hướng thị
    trường là quá trình tạo ra các thông tin thị trường có liên quan đến nhu cầu hiện tại và
    tương lai của khách hàng; sự tổng hợp và phổ biến các thông tin đó đến các đơn vị
    chức năng; hoạch định và triển khai có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị chức năng
    trong doanh nghiệp để ứng phó với các cơ hội thị trường.
    - Narver & Slater (1990) xem Định hướng thị trường là một loại văn hóa doanh nghiệp.
    Nó là nền tảng cho các hoạt động cần thiết nhằm tạo ra giá trị tốt hơn cho khách hàng,
    từ đó dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp.
    2.2.Định hướng thị trường và kết quả kinh doanh của DN
    Các hoạt động tiếp thị (marketing) như nhận diện và thỏa mãn nhu cầu khách hàng;
    nghiên cứu thị trường về phân khúc, định vị; phát triển sản phẩm v.vv để đạt được mục tiêu
    của tổ chức thì vai trò của Định hướng thị trường không những nhấn mạnh đến việc hoàn
    thành các mục tiêu của tổ chức mà còn nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Narver
    & Slater, 1990; Kimery & Rinehart, 1998; Kohli & Jaworski, 1990; Slater & Narver, 1994).
    Kimery & Rinehart (1998) nhận thức được việc thực hiện khái niệm tiếp thị sẽ tốt hơn nếu
    tập trung khảo sát vai trò của các thành phần: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp,
    v.v ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ rõ được
    mối quan hệ tích cực giữa Định hướng thị trường và kết quả kinh doanh (Deshpande, 1993;
    Jaworski & Kohli, 1993; Deng & Dart, 1994; v.v ).
    Narver & Slater (1990) và Kohli & Jaworski (1990) chỉ dựa vào thang đo Định hướng thị
    trường để chứng minh mối quan hệ của Định hướng thị trường – Kết quả kinh doanh. Dawes
    (2000) thừa nhận sự ảnh hưởng của các thành phần Định hướng thị trường lên kết quả kinh
    doanh là như nhau. Trong quá trình nghiên cứu, Greenley (1995a) không tìm ra được sự khác
    biệt quan trọng nào về kết quả kinh doanh đối với các nhóm Định hướng thị trường khác nhau.
    Hai nghiên cứu tìm ra được sự ảnh hưởng của thành phần cạnh tranh cao hơn các thành phần
    khác của Định hướng thị trường là nghiên cứu của Dawes (2000) và Kumar & Subramanian
    (2000).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...