Chuyên Đề Quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÀI LIỆU GỒM CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN SAU:


    Chương I. Đối tượng các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng

    Chương II. Lập và thông báo kế hoạch vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng

    Chương III. Điều kiện để được thanh toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng


    I. ĐỐI TƯỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NSNN VÀ

    VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG


    1. Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội không có khả năng thu hồi vốn thuộc các lĩnh vực:

    - Giao thông, thuỷ lợi, giáo dục đào tạo, y tế;
    - Trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
    - Các trạm, trại thú y, động, thực vật, nghiên cứu giống mới và cải tạo giống;
    - Xây dựng công trình văn hoá, xã hội, thể dục - thể thao, phúc lợi công cộng;
    - Quản lý nhà nước, khoa học - kỹ thuật;
    - Bảo vệ môi trường sinh thái khu vực, vùng lãnh thổ.

    2. Các dự án quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi vốn.

    3. Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

    4. Các dự án được bố trí bằng vốn chi sự nghiệp trong dự toán NSNN để sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có, có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, nhằm phục hồi hoặc tăng giá trị tài sản cố định (bao gồm cả việc xây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp).

    Không được bố trí vốn sự nghiệp cho các dự án đầu tư xây dựng mới, trừ các trường hợp có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    5. Các dự án đầu tư khác theo quyết định của Chính phủ.


    II. LẬP VÀ THÔNG BÁO KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ , VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

    1. Kế hoạch năm:

    1.1- Trong thời gian lập dự toán NSNN hàng năm, căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án và số kiểm tra được thông báo, chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án gửi cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp vào dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN.
    Căn cứ vào nhu cầu sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có của cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư lập kế hoạch chi đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp, tổng hợp trong dự toán NSNN, gửi cơ quan cấp trên theo quy định của Luật NSNN.

    1.2- Các Bộ và UBND các tỉnh tổng hợp, lập kế hoạch vốn đầu tư gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    1.3- Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các cân đối chủ yếu của nền kinh tế, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng Bộ, UBND tỉnh và các dự án quan trọng của Nhà nước.

    Sở Tài chính-Vật giá tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh về chủ trương đầu tư phát triển trong từng thời kỳ và trong từng năm kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do tỉnh quản lý.

    Phòng Tài chính huyện tham gia với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho UBND huyện về chủ trương đầu tư phát triển trong từng thời kỳ và trong từng năm kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do huyện quản lý.

    1.4- Sau khi được Chính phủ giao ngân sách, các Bộ và UBND các tỉnh phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước; cơ cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán NSNN hàng năm.

    1.5- Sau khi đã phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án, các Bộ và UBND các tỉnh gửi kế hoạch vốn đầu tư cho Bộ Tài chính để kiểm tra về các mặt sau đây:

    - Việc đảm bảo các điều kiện của dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu tư theo quy định tại điểm 1 khoản III phần II tài liệu này.

    - Sự khớp đúng với chỉ tiêu do Chính phủ giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế, mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước.

    - Sự tuân thủ các nguyên tắc bố trí kế hoạch; các dự án đầu tư phải có quyết định đầu tư từ thời điểm tháng 10 về trước của năm trước năm kế hoạch; các dự án nhóm B, nhóm C phải bố trí đủ vốn để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ.

    Sau khi kiểm tra, nếu kế hoạch đã triển khai chưa đảm bảo các yêu cầu trên đây thì Bộ Tài chính có văn bản đề nghị điều chỉnh lại. Trường hợp các Bộ và UBND các tỉnh không điều chỉnh lại hoặc đã điều chỉnh nhưng vẫn không đúng quy định, Bộ Tài chính có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định, đồng thời cơ quan Tài chính chưa chuyển vốn sang Kho bạc nhà nước để thanh toán.
    Sở Tài chính-Vật giá (hoặc Phòng Tài chính huyện) rà soát danh mục dự án được bố trí trong kế hoạch đầu tư XDCB của địa phương theo các điểm quy định trên đây. Riêng đối với các dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Chính phủ còn phải tuân thủ các quy định về đối tượng đầu tư và việc sử dụng từng nguồn vốn đầu tư. Trường hợp kế hoạch đã triển khai chưa đảm bảo các quy định, Sở Tài chính-Vật giá (hoặc Phòng Tài chính huyện) phải có văn bản báo cáo UBND tỉnh (hoặc huyện) xem xét, điều chỉnh lại và chưa chuyển tiền sang Kho bạc nhà nước để thanh toán.

    1.6- Trên cơ sở kế hoạch đã phân bổ hoặc sau khi điều chỉnh đã phù hợp với các quy định:

    - Các Bộ và UBND các tỉnh, huyện giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tư để thực hiện, đồng gửi cơ quan Kho bạc nhà nước đồng cấp để theo dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn.

    - Đối với các dự án do các Bộ quản lý, Bộ Tài chính thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho Kho bạc nhà nước để làm căn cứ thanh toán vốn cho các dự án.

    - Đối với các dự án do tỉnh quản lý, Sở Tài chính-Vật giá thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho Kho bạc nhà nước tỉnh để làm căn cứ thanh toán vốn cho các dự án.

    - Đối với các dự án do huyện quản lý, Phòng Tài chính huyện thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho Kho bạc nhà nước huyện để làm căn cứ thanh toán vốn cho các dự án.

    2. Kế hoạch quý:

    Nội dung kế hoạch vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng hàng quý phải phản ánh được giá trị khối lượng đã thực hiện của quý trước và luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý trước; vốn đã được tạm ứng, thu hồi tạm ứng và thanh toán của quý trước và luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý trước; dự kiến giá trị khối lượng thực hiện trong quý; nhu cầu vốn tạm ứng và vốn thanh toán trong quý.

    2.1- Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư được giao và tiến độ thực hiện dự án, chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư hàng quý theo các nội dung trên đây gửi Kho bạc nhà nước nơi chủ đầu tư trực tiếp giao dịch, đồng gửi Bộ hoặc UBND tỉnh vào ngày 10 của tháng cuối qúy trước (riêng qúy I, chủ đầu tư gửi 5 ngày sau khi nhận được kế hoạch vốn đầu tư năm do Bộ hoặc UBND tỉnh giao).

    2.2- Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư năm và khả năng ngân sách, cơ quan Tài chính có trách nhiệm bố trí mức chi hàng quý và thông báo cho Kho bạc nhà nước; căn cứ vào nhu cầu vốn thanh toán, chuyển vốn kịp thời cho Kho bạc nhà nước để thanh toán cho các dự án.
    2.3- Đối với các dự án do huyện quản lý, chủ đầu tư lập kế hoạch cấp vốn quý gửi Phòng Tài chính huyện. Căn cứ kế hoạch vốn cả năm và khả năng ngân sách, Phòng Tài chính huyện phân bổ mức chi quý cho từng dự án, thông báo cho chủ đầu tư, đồng gửi Kho bạc nhà nước huyện; căn cứ vào nhu cầu vốn thanh toán, chuyển vốn kịp thời cho Kho bạc nhà nước để thanh toán cho các dự án.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...