Đồ Án Quản lý tán sắc: Phương pháp bù tán sắc bằng DCF

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM TÁN SẮC, CÁC LOẠI TÁN SẮC,
    ẢNH HƯỞNG CỦA TÁN SẮC TRONG THÔNG TIN QUANG . 4
    2.1 Khái niệm tán sắc 4
    2.2 Các loại tán sắc 5
    2.2.1 Tán sắc mode (Modal Dispersion) . 6
    2.2.2 Tán sắc trong sợi đơn mode . 9
    2.2.2.1 Tán sắc vận tốc nhóm GVD 10
    2.2.2.2 Tán sắc vật liệu 12
    2.2.2.3 Tán sắc ống dẫn sóng 13
    2.2.2.4 Tán sắc bậc cao hơn .16
    2.2.2.5 Tán sắc phân cực mode PMD .17
    2.3 Ảnh hưởng của tán sắc trong hệ thống thông tin quang 19
    CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP BÙ TÁN SẮC .22
    3.1 Sự cần thiết của việc quản lý tán sắc 22
    3.2 Kỹ thuật bù tán sắc trước (Precompensation) 24
    3.3 Kỹ thuật bù tán sắc trên đường dây (In-line) .25
    3.3.1 Bù tán sắc bằng sợi quang DCF 25
    3.3.2 Bù tán sắc bằng bộ lọc quang 26
    3.3.3 Bù tán sắc bằng tín hiệu liên hợp pha OPC 27
    3.3.4 Bù tán sắc bằng cách tử Bragg 27
    3.4 Kỹ thuật bù sau (Post compensation) .28
    CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP BÙ TÁN SẮC BẰNG DCF 30
    4.1 Cơ sở toán học .30
    4.2 Các thông số kỹ thuật của sợi quang DCF .31
    4.3 Bù tán sắc đơn kênh 33
    4.4 Kết quả thử nghiệm bù tán sắc bằng DCF .36
    4.5 Bộ bù tán sắc của hãng JDSU .36
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 39
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .40
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ

    Viễn thông Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ và vượt bậc, trở thành
    một trong những ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển
    kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Ngành Viễn thông cũng là ngành đi tiên phong và đã
    đạt được những thành công lớn trong việc “mang chuông đi đánh xứ người” bằng việc Tập
    đoàn viễn thông Quân đội Viettel mở rộng đầu tư kinh doanh ở các thị trường ngoài nước
    như Lào, Campuchia, Mozambique, Haiti, Peru và sắp tới là Ucraina, Argentina,
    Cuba .Vai trò của ngành Viễn Thông rất quan trọng trong cả việc phát triển kinh tế và
    đảm bảo an ninh Quốc phòng.
    Cuộc sống càng ngày càng được nâng cao, nhu cầu trao đổi thông tin công việc và
    giải trí của con người ngày càng cao, không chỉ đơn giản là việc truyền thoại truyền thống,
    nhu cầu truyền dữ liệu càng ngày càng đòi hỏi về băng thông và dung lượng đường truyền.
    Trong Viễn thông, hệ thống truyền dẫn có hai dạng là vô tuyến và hữu tuyến. Do hệ thống
    vô tuyến có những hạn chế đặc thù nên truyền dẫn hữu tuyến vẫn là hình thức truyền dẫn
    hiệu quả và quan trọng nhất. Trong truyền dẫn hữu tuyến sử dụng cáp đồng và cáp quang.
    Cáp đồng không thể đảm trách được băng thông và dung lượng đường truyền rất lớn từ nhu
    cầu của con người. Truyền thông sợi quang ra đời đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ
    của công nghệ truyền dẫn, với những ưu điểm nổi trội như băng thông lớn, tốc độ cao, suy
    hao thấp truyền dẫn quang đã trở thành công nghệ truyền dẫn chính trong các ứng dụng
    tốc độ cao và mạng truyền dẫn đường trục. Truyền dẫn thông tin quang bằng cáp sợi quang
    từ khi ra dời đến nay đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Ban đầu là sợi quang đa mode có
    suy hao cao, với cự ly truyền dẫn vài km đến sợi quang đơn mode có suy hao thấp với cự ly
    truyền dẫn tăng lên hàng chục, thậm chí hàng trăm km. Cáp quang là giải pháp ưu tiên cho
    hệ thống viễn thông đường dài và quốc tế có tốc độ truyền dẫn cao và rất cao, sử dụng trên
    đất liền và vượt đại dương.
    Tuy nhiên. hệ thống thông tin quang dung lượng lớn sẽ gặp phải 3 vấn đề lớn cần
    quan tâm như : Suy hao, tán sắc và hiệu ứng phi tuyến, làm giảm chất lượng và cự ly truyền
    dẫn của hệ thống. Vấn đề suy hao có thể được giải quyết đơn giản bằng việc sử dụng các bộ
    khuếch đại quang EDFA trong mạng WDM. Ngày nay, hầu hết các hệ thống truyền dẫn
    quang được thiết kế hoạt động trong băng C, vùng bước sóng 1530nm – 1565nm, bởi ưu
    điểm suy hao rất thấp trong vùng này. Các hiệu ứng phi tuyến có thể bỏ qua đối với các hệ
    thống thông tin quang hoạt động ở mức công suất vừa phải khoảng vài mW với tốc độ bit
    lên đến 2,5 Gbps. Tuy nhiên ở các tốc độ bit cao hơn như 10 Gbps thì chúng ta phải xem
    xét các ảnh hưởng của hiệu ứng phi tuyến. Các ảnh hưởng của các hiệu ứng phi tuyến có
    thể giảm đi khi sử dụng sợi quang có diện tích lõi hiệu dụng lớn. Vì vậy vấn đề tán sắc là
    vấn đề lớn nhất của các hệ thống thông tin quang. Khi chúng ta sử dụng các bộ khuếch đại
    quang EDFA để bù suy hao thì nó lại gia tăng sự tán sắc, một bộ khuếch đại quang không
    khôi phục tín hiệu được khuếch đại thành tín hiệu gốc ban đầu. Do đó tán sắc được tích lũy
    qua các bộ khuếch đại làm giảm khả năng truyền tín hiệu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...