Báo Cáo quản lý tài nguyên và môi trường đất

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi huuduyen12, 3/1/15.

  1. huuduyen12

    huuduyen12 New Member

    Bài viết:
    9
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Giới thiệu 1
    1. Tổng quan về đất 2
    1.1. Khái niệm 2
    1.2. Vai trò và chức năng của đất 3
    1.2.1. Vai trò 3
    1.2.2. Chức năng của đất 3
    1.3. Tính chất 3
    1.3.1. Tính chất vật lý 3
    1.3.2. Tính chất hóa học 8
    1.3.3. Các tính chất hóa lý khác của đất 11
    1.3.4. Thành phần sinh vật đất 12
    1.4. Phân loại 13
    2. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất 14
    2.1. Trên thế giới 14
    2.2. Tại Việt Nam 17
    3. Các vấn đề môi trường trong sử dụng đất 20
    3.1. Suy thoái đất 20
    3.1.1. Xói mòn và sạt lở đất 21
    3.1.2. Sa mạc hóa 23
    3.1.3. Laterit hóa 23
    3.1.4. Nhiễm mặn 24
    3.1.5. Nhiễm phèn 24
    3.2. Ô nhiễm đất 26
    3.2.1. Nguyên nhân chính 26
    3.2.2. Ảnh hưởng 27
    4. Thách thức trong quản lý TN&MT đất 29
    4.1. Gia tăng dân số 29
    4.2. Biến đổi khí hậu 33
    4.3. Xung đột trong sử dụng đất 35
    5. Quy hoạch và quản lý đất tổng hợp 37
    5.1. Sự cần thiết 37
    5.2. Các yếu tố trong quy hoạch và quản lý tổng hợp 38
    5.3. Phương pháp quy hoạch và quản lý đất tổng hợp 42
    5.3.1. Cơ sở hành động 42
    5.3.2. Mục tiêu 42
    5.3.3. Các hoạt động 43
    5.3.4. Quy trình lập quy hoạch trong quản lý tổng hợp 48
    6. Quản lý đất tại Việt Nam 55
    6.1. Giới thiệu 55
    6.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai 55
    6.1.2. Quản lý đất từ năm 1945 đến nay 55
    6.1.3. Nội dung quản lý đất theo Luật đất đai 2003 58
    6.2. Hệ thống quản lý đất tại Việt Nam 59
    6.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật 59
    6.2.2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước 60
    6.3. Một số bất cập trong quản lý đất 61
    6.4. Xung đột trong sử dụng đất và giải pháp 64
    6.4.1. Xung đột trong sử dụng đất 64
    6.4.2. Giải pháp khắc phục 72
    Tài liệu tham khảo 78
    Phụ lục 81


    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 1. Một số đặc tính đất có liên quan đến sa cấu đất 7
    Bảng 2. Giá trị khả năng trao đổi cation của một số loại đất 10
    Bảng 3. Xu hướng thay đổi sử dụng đất qua các năm 18
    Bảng 4. Lượng xói mòn trên nương lúa sau 3 vụ ở Tây Bắc 22
    Bảng 5. Sự thay đổi tính chất hóa lý của đất 22
    Bảng 6. Các bên liên quan trong quy hoạch tổng hợp 50
    Bảng 7. Chu kì sinh trưởng của một số loại cây trồng lâu năm 68
    Bảng 8. Mức hạn điền của các khu vực 69


    DANH MỤC HÌNH

    Hình 1. Sơ đồ phẫu diện đất 4
    Hình 2. Tam giác định danh các loại sa cấu đất 6
    Hình 3. Ảnh hưởng của pH đến các chất có trong đất 9
    Hình 4. Các hệ thống sử dụng đất trên thế giới 14
    Hình 5. Xu hướng sử dụng đất và độ che phủ toàn cầu 15
    Hình 6. Thay đổi về sử dụng đất nông nghiệp 16
    Hình 7. Xu hướng thay đổi diện tích đất Việt Nam giai đoạn 2000-2011 18
    Hình 8. Dân số thế giới giai đoạn 1800-2050 30
    Hình 9. Dân số Việt Nam giai đoạn 1921-2013 31
    Hình 10. Các hoạt động của con người và đất đai 32
    Hình 11. Nồng độ các khí nhà kính giai đoạn 0-2005 34
    Hình 12. Kịch bản nước biển dâng 1m cho Việt Nam 35
    Hình 13. Bảy yếu tố quan trọng trong quản lý đất tổng hợp 38
    Hình 14. Khung thể chế hiệu quả cho quản lý đất tổng hợp 41
    Hình 15. Quy trình quy hoạch tổng hợp trong quản lý đất bền vững 49
    Hình 16. Thẩm định trong quy hoạch tổng hợp trong quản lý đất bền vững 52
    Hình 17. Đàm phán trong quy hoạch tổng hợp trong quản lý đất bền vững 53
    Hình 18. Hệ thống quản lý nhà nước về đất đai tại Việt Nam 61


    Giới thiệu
    Đất là một tài nguyên thiên nhiên cần thiết không những cho sự tồn tại và phát triển của con người mà còn cho các hệ sinh thái trên cạn. Xuyên suốt lịch sử phát triển, con người đã, đang và sẽ khai thác tài nguyên đất để thỏa mãn những mục đích riêng của mình. Tuy nhiên, có một nghịch lý: tài nguyên đất có hạn trong khi nhu cầu của con người về tài nguyên đất thì vô hạn. Việc tăng nhu cầu sử dụng đất đã dẫn đến những hệ quả không đáng mong đợi: sản xuất nông nghiệp giảm, suy thoái về chất lượng và số lượng đất, cũng như những xung đột về đất. Thực tế đó buộc con người phải hướng tới việc quản lý và sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý. Điều đó cũng có nghĩa là con người không chỉ chịu trách nhiệm với chính mình, mà họ còn phải chịu trách nhiệm với các thế hệ tương lai và với môi sinh toàn cầu.
    Trong môi trường tự nhiên, tài nguyên đất không tồn tại biệt lập. Với tư cách là một hợp phần của một chỉnh thể, tài nguyên đất có mối liên hệ chặt chẽ với các dạng tài nguyên khác. Bởi vậy, quản lý tài nguyên đất không chỉ đơn thuần là quản lý đất, mà là quản lý đất bền vững. Theo Ngân hàng Thế giới (2006), quản lý đất bền vững là một thủ tục dựa trên tri thức nhằm tổng hợp quản lý đất đai, nước, đa dạng sinh học và các tài nguyên môi trường khác để đáp ứng nhu cầu của con người đồng thời duy trì các dịch vụ hệ sinh thái và sinh kế.
    Nằm trong khuynh hướng chung đó (tăng nhu cầu sử dụng đất và xuất hiện những vấn đề mới), Việt Nam ngày càng chú trọng hơn vào công tác quản lý đất hướng tới mục đích phát triển bền vững. Tuy nằm trong khunh hướng chung nhưng việc quản lý đất tại Việt Nam có nhiều đặc điểm riêng. Tiểu luận này được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu về quản lý tài nguyên và môi trường đất tại Việt Nam.

    1. Tổng quan về đất
    1.1. Khái niệm
    Cho đến hiện tại thì có rất nhiều định nghĩa về đất, nhưng định nghĩa của Dacutraep (1879), một nhà thổ nhưỡng người Nga được thừa nhận rộng rãi nhất. Theo ông “Đất là vật thể thiên nhiên” được hình thành qua một thời gian dài do kết quả tác động tổng hợp của 5 yếu tố: Đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Đây là định nghĩa đầu tiên và cũng là định nghĩa phản ánh xác thực nguồn gốc hình thành đất. Các loại đá và khoáng cấu tạo nên vỏ trái đất dưới tác động của khí hậu, sinh vật, địa hình, trải qua một thời gian nhất định dần dần bị vụn nát và cùng với xác hữu cơ rồi sinh ra đất. Sau này nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cần bổ sung thêm một yếu tố khác đặc biệt quan trọng đó là con người. Chính con người đã tác động vào đất làm thay đổi nhiều tính chất của đất và nhiều khi đã tạo hẳn ra một loại đất mới chưa từng có trong tự nhiên (ví dụ như đất trồng lúa nước ).
    Biểu thị định nghĩa dưới dạng công thức toán học: đất được coi là một hàm số theo thời gian của nhiều biến số, mà mỗi biến số là một yếu tố hình thành đất:
    Đ = f(Đa, Sv, Kh, Đh, Nc, Ng)t
    Trong đó:
    Đ: đất Đh: địa hình
    Đa: đá mẹ Nc: nước trong đất và nước ngầm
    Sv: sinh vật Kh: khí hậu
    t: thời gian Ng: hoạt động của con người
    Ngoài ra còn có các khái niệm khác. Theo Lucreotit, một triết gia người La Mã ở TK I TCN, “đất là mẹ của muôn loài, không có cái gì không từ lòng mẹ đất mà ra”. Theo Luật đất đai năm 2003 của Việt Nam “đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn của khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.”
    1.2. Vai trò và chức năng của đất
    1.2.1. Vai trò
    a. Trực tiếp
    Là nơi sinh sống của con người và sinh vật ở cạn, là nền móng, địa bàn cho mọi hoạt động sống, là nơi thiết đặt các hệ thống nông lâm nghiệp để sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và muôn loài.
    b. Gián tiếp
    Là nơi tạo ra môi trường sống cho con người và mọi sinh vật trên trái đất, đồng thời thông qua cơ chế điều hòa của đất, nước, rừng và khí quyển. Đất không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu ở trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá này đã phải trả bằng mô hôi xương máu của dân tộc và vốn đất cũng thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới thể hiện chủ quyền của một quốc Đất còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ .
    1.2.2. Chức năng của đất
    ã Là môi trường để con người và sinh vật trên cạn sinh trưởng và phát triển
    ã Là nơi diễn ra các quá trình biến đổi và phân hủy các chất phế thải, khoáng và hữu cơ
    ã Nơi cư trú cho các loài động và thực vật đất
    ã Địa bàn cho các công trình xây dựng
    ã Địa bàn để lọc nước và cung cấp nước.
    1.3. Tính chất
    1.3.1. Tính chất vật lý
    Các tính chất vật lý của đất là các tính chất có liên quan đến sự hình thành, bản chất và khả năng sử dụng của đất. Chúng khác nhau tùy thuộc vào từng loại đất, điều kiện hình thành và sử dụng đất. Các tính chất vật lý quan trọng nhất của đất là dung trọng, tỷ trọng, độ xốp, cấu trúc và thành phần cơ giới đất. Các tính chất này có ý nghĩa rất quan trọng trong khi ta xem xét quyết định mục đích sử dụng đất.
    a. Phẫu diện đất (trắc diện đất)
    Phẫu diện đất là một tiết diện thẳng đứng từ bề mặt đất xuống tầng đá mẹ bao gồm những lớp (layer) hay tầng liên tiếp nhau. Các loại đất khác nhau có độ dày và đặc trưng phẫu diện khác nhau (Hình 1). Phẫu diện đất là hình thái biểu hiện bên ngoài phản ánh quá trình hình thành, phát triển và tính chất của đất.
    Phẫu diện đất được chia thành các tầng phát sinh khác nhau theo đặc trưng của chúng. Khi quan sát một mặt cắt thẳng của bất kỳ loại đất nào trong tự nhiên, ta cũng có thể thấy sự hiện diện của nhiều hay ít các lớp đất có thể phân biệt được với nhau.
    ã Lớp đất mặt/ hay tầng mặt (top soil): thường được ký hiệu là tầng A, thường chứa nhiều chất hữu cơ, các rễ cây, vi khuẩn, nấm, các động vật nhỏ (ví dụ như trùng, dế, ) và có màu tối do sự tập trung chất hữu cơ. Đất tơi xốp, thoáng khí. Rễ cây phát triển chủ yếu trong tầng đất này, nhất là những cây có bộ rễ cạn. Khi được cày và canh tác, lớp này được gọi là tầng canh tác.
    ã Lớp đất bên dưới (sub soil): thường được ký hiệu là tầng B, thường cứng hơn tầng mặt, chứa nhiều sét và ít chất hữu cơ hơn. Ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, lớp này thường chia làm hai: (a) tầng chuyển tiếp nằm phía trên, bị rửa trôi các muối khoáng và tập trung ít chất hữu cơ, và (b) tầng tích tụ nằm phía bên dưới, có sự tập trung các oxid sắt và nhôm, sét, nên đất khá cứng rắn.
    ã Lớp mẫu chất hay đá mẹ đã bị phân hóa phần nào, được ký hiệu là tầng C.
    ã Lớp đá mẹ (bed rock): cứng, chưa phân hóa, được ký hiệu là tầng D.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...