Thạc Sĩ Quản lý tài khoản vốn của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    I. Đặt vấn đề
    Một trong bốn xu thế lớn của thế giới hiện đại là hội nhập. Nguyên tắc
    quan trọng nhất của hội nhập chính là tự do hóa. Với nội dung là “Tháo bỏ
    những áp đặt của chính phủ làm méo mó dòng hàng hóa, dịch vụ và dòng vốn
    di chuyển giữa các quốc gia”, điều này hàm ý rằng hãy để cho thị trường (cả thị
    trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường lao động thị trường vốn) tự điều chỉnh và
    phân bổ nguồn lực trên phạm vi toàn cầu. Cơ chế tự điều chỉnh sẽ khiến “nước
    chảy vào chỗ trũng” và như vậy tất cả các bên đều có lợi. Tuy nhiên điều này
    không hề đơn giản. Khi nền kinh tế mở cửa, chính sách vĩ mô đòi hỏi sự ổn định
    và cân bằng bên trong và bên ngoài và đôi khi người ta buộc phải chấp nhận
    trả một cái giá nào đó để đánh đổi giữa ổn định và tăng trưởng. Nếu quốc gia
    theo đuổi mục tiêu ổn định, chính sách thương mại và đầu tư sẽ khác quốc gia
    đang theo đuổi mục tiêu tăng trưởng.
    Hoạt động của nền kinh tế với bên ngoài thể hiện qua cán cân thanh
    toán. Chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế khiến hoạt động cũng như
    qui mô của từng loại tài khoản cấu thành trong cán cân thành toán ngày càng
    lớn và phức tạp. Trong khi việc tự do hóa thương mại đã được nhiều quốc gia
    cam kết rõ ràng thì việc tự do hóa tài khoản vốn là việc làm tương đối rủi ro, vì
    mặc dù nó góp phần mang lại nguồn vốn đáng kể từ bên ngoài cho các nước
    đang phát triển với thu nhập và tiết kiệm thấp nhưng nó lại đòi hỏi khá nhiều
    điều kiện đi kèm, từ mức độ lành mạnh của hệ thống tài chính đến chính sách
    lãi suất và tỷ giá mang tính cạnh tranh, điều mà khó có quốc gia nào có thể
    theo đuổi một cách trọn vẹn. Nghiên cứu của Sebastián Edwards về mức độ
    mở cửa tài khoản vốn ở các nhóm quốc gia theo nguồn dữ liệu của IMF trong
    suốt ba thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 cho thấy ngay cả những quốc gia
    trong nhóm các nước công nghiệp cũng chỉ có chỉ số mở cửa tài khoản vốn
    trung bình là 65.5% trong thập niên 1970-1980s và 88.8% trong thập niên
    1990s. Mặc dù trong giai đoạn sau, nhiều nước đã mở cửa hoàn toàn tài khoản
    vốn (ở mức 100%) nhưng mức độ chênh lệch còn khá lớn giữa các quốc gia.
    Đối với các nước đang phát triển, mức độ mở cửa còn kém hơn nhiều do sự cảm
    nhận được tính chất dễ tổn thương của nền kinh tế qua các cuộc khủng hoảng
    tiền tệ: Mexico năm 1994, Đông Á năm 1997, Nga năm 1998, Brazil năm 1999
    và Argentina năm 2001 . mức độ mở cửa của các khu vực kinh tế khác ngoài
    các nước công nghiệp trung bình cao nhất chỉ đạt 66.3% tại khu vực Trung
    Đông và Bắc Phi thập niên 1990s.
    Nhìn chung, đề cập vấn đề quản lý tài khoản vốn hiện nay, hầu hết các
    nghiên cứu lý luận và thực nghiệm đều công nhận rằng về nguyên tắc, tự do
    hóa là điều kiện lý tưởng để quốc gia tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài với khả
    năng cao nhất nhưng điều này cũng làm cho đất nước trở nên dễ bị tổn thương
    hơn trước các cú sốc kinh tế. Sự nhạy cảm của thị trường tài chính làm cho vấn
    đề quản lý tài khoản vốn đôi khi vượt quá giới hạn cho phép của khoa học mà
    thể hiện luôn cả yếu tố nghệ thuật.
    Đối với Việt Nam, khái niệm tự do hóa tài khoản vốn là một khái niệm
    còn khá xa lạ mặc dù chúng ta đang trong quá trình nỗ lực cam kết để hội nhập
    kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ những điều kiện bên ngoài cho phát triển. Trong
    thời gian qua, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ trong vấn đề hội nhập,
    đã có những động thái căn bản để chuẩn bị cho quá trình hội nhập. Tuy nhiên,
    trước hiện trạng yếu kém của nền kinh tế nói chung và của khu vực tài chính
    nói riêng, hội nhập cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nhiều thách thức
    to lớn.
    Hiện tại Việt Nam đang theo đuổi một cơ chế kiểm soát vốn chặt chẽ.
    Cơ chế này buộc phải dỡ bỏ khi chúng ta tiến sâu trên con đường dỡ bỏ các rào
    cản kiểm soát vốn khi thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO. Nhưng dỡ
    bỏ như thế nào, cơ chế nào sẽ thay thế nó trong điều kiện Việt Nam đang phải
    đối diện với nguy cơ khủng khoảng từ các khoản đầu tư trực tiếp hay bằng
    nguồn vay mượn cho các dự án ít hiệu quả. Đây là vấn đề lý ra phải được đặt ra
    từ trước đây khá lâu nhưng vẫn còn bỏ trống. Bởi vậy, các nghiên cứu về quản
    lý tài khoản vốn của Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị khoa học lẫn thực tiễn.
    II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Với cách đặt vấn đề như đã nêu, có thể nói rằng nghiên cứu về lĩnh vực
    quản lý tài khoản vốn là nghiên cứu có phạm vi khá rộng. Tuy nhiên, để có thể
    tiếp cận được vấn đề một cách sát thực thì chỉ có những dòng vốn vào – ra
    thuộc cơ cở thống kê của tài khoản vốn và cách thức cũng như cơ chế quản lý
    những dòng này là trọng tâm. Một số những vấn đề có liên quan được giả định
    như là các yếu tố ngoại sinh và chỉ đề cập lướt qua để đảm bảo tính toàn diện
    của công trình.
    Thời điểm nghiên cứu đối với Việt Nam chỉ hạn chế trong khoảng thời
    gian 10 năm từ 1995 đến 2005. Trong trường hợp cho phép mở rộng thời gian
    nghiên cứu sẽ được chỉ rõ trong nội dung của công trình.
    III. Câu hỏi nghiên cứu
    1. Có phải tự do hóa tài khoản vốn sẽ tác động tích cực đến sự phát
    triển của một quốc gia?
    2. Lựa chọn giữa hai thái cực: tự do hóa và kiểm soát hoàn toàn: các
    yếu tố để xác định một mức độ phù hợp?
    3. Chính sách phục vụ cho việc quản lý tài khoản vốn vận hành như thế
    nào?
    4. Việt Nam cần làm gì để có thể quản lý tài khoản vốn đáp ứng yêu
    cầu hội nhập?
    IV. Phương pháp và nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu
    Cả hai phương pháp nghiên cứu phân tích định tính và định lượng đều
    được sử dụng trong luận văn. Tuy nhiên do không có điều kiện để thực hiện các
    so sánh chéo giữa các quốc gia nên việc định lượng chỉ giới hạn trong trường
    hợp Việt Nam.
    Đối với các nghiên cứu về Việt Nam, do nguồn số liệu không hoàn chỉnh
    và độ tin cậy không thể kiểm chứng nên các phân tích định lượng chỉ mang ý
    nghĩa tham khảo. Số liệu sử dụng được trích dẫn chủ yếu trong Thống kê Tài
    chính Quốc tế theo quý (Quaterly International Financial Statistics) của Quỹ
    Tiền tệ Quốc tế – IMF (bản online). Các số liệu miêu tả được chọn lọc bởi
    nhiều nguồn: Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ
    Kế hoạch và Đầu tư, trong các ấn bản công bố chính thức. Một vài số liệu được
    trích dẫn có nguồn từ báo chí và các nguồn khác (sẽ được chỉ rõ nếu có).
    V. Kết cấu của luận văn
    Luận văn được kết cấu theo hướng dẫn tại Qui chế đào tạo sau đại học
    hiện hành, chia làm 4 chương: Chương 1 khái quát lại những lý thuyết chính về
    kinh tế vĩ mô liên quan đến tài khoản vốn để nhằm trả lời cho câu hỏi tự do hóa
    tài khoản vốn sẽ tác động tích cực đến sự tăng trưởng của quốc gia hay không?
    Tại sao một số quốc gia lại chọn tự do hóa trong khi số khác lại kiểm soát dòng
    vốn một cách chặt chẽ? Chương 2 tóm lược các kết quả nghiên cứu về tự do
    hóa và kiểm soát vốn thời gian qua và đưa ra một số kinh nghiệm quốc gia về
    chính sách tự do hóa tài khoản vốn ở một số nước đang phát triển với việc lựa
    chọn mô hình thành công và thất bại. Chương 3 dành riêng để nghiên cứu về
    Việt Nam. Các phân tích định lượng cũng sẽ được đưa ra để minh họa ít nhiều
    về mối tương quan giữa kiểm soát vốn, cán cân thanh toán, quản lý vĩ mô, yếu
    tố thị trường và thể chế cũng như các yếu tố khác. Điểm quan trọng nhất của
    chương này là tìm ra điểm bất hợp lý của chính sách hiện hành và từ đó làm cơ
    sở xây dựng những kiến nghị, đề xuất và kết luận trong chương 4 – chương cuối
    cùng của luận văn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...