Tiến Sĩ Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3
    4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu . 3
    5. Giả thuyết khoa học . 3
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu . 4
    7. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu . 4
    8. Luận điểm bảo vệ . 5
    9. Những đóng góp của luận án 6
    10. Cấu trúc của luận án . 6


    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG NHÀ
    TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP THEO HƯỚNG TĂNG
    QUYỀN TỰ CHỦ VÀ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM 7
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
    1.1.1. Các nghiên cứu về phân cấp, phân quyền và cơ chế quản lý . 8
    1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý tài chính trong nhà trường công lập hoạt động
    theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm 10
    1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài 13
    1.2.1. Quản lý tài chính 13
    1.2.2. Quản lý tài chính công . 13
    1.2.3. Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục 16
    1.2.4. Tự chủ và tự chịu trách nhiệm 20
    1.3. Nhà trường tự chủ theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường 23
    1.3.1. Mô hình quản lý dựa vào nhà trường . 23
    1.3.2. Nhà trường tự chủ theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường và hướng
    vận dụng vào Việt Nam (quản lý nhà trường theo hướng tăng quyền tự chủ và tự
    chịu trách nhiệm) . 27
    1.4. Quản lý tài chính nhà trường trung học phổ thông công lập . 32
    1.4.1. Tài chính trong các nhà trường trung học phổ thông công lập 32
    1.4.2. Quản lý tài chính nhà trường 33
    1.5. Quản lý tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng quyền tự chủ
    và tự chịu trách nhiệm . 37
    1.5.1. Lập kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách nhà trường theo định hướng
    tự chủ 39
    1.5.2. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính nhà trường có sự tham gia của Hội
    đồng trường và các đối tượng có liên quan 40
    1.5.3. Chỉ đạo, khai thác và sử dụng các nguồn lực tài chính theo kế hoạch, dự
    toán và quy chế chi tiêu nội bộ . 44
    1.5.4. Kiểm soát, giám sát các hoạt động tài chính . 48
    1.5.5. Hiệu trưởng thực hiện tự chịu trách nhiệm . 50
    1.6. Những yếu tố đảm bảo thực hiện thành công quản lý tài chính trường trung
    học phổ thông theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm . 55
    1.6.1. Nhóm các nhân tố khách quan . 55
    1.6.2. Nhóm các nhân tố chủ quan . 57
    1.7. Kinh nghiệm quản lý tài chính theo hướng tăng quyền tự chủ ở một số nước
    trên thế giới . 60
    1.7.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 60
    1.7.2. Bài học kinh nghiệm 61
    Kết luận chương 1 62
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG
    TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP THEO HƯỚNG TĂNG QUYỀN TỰ
    CHỦ VÀ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 64
    2.1. Một số vấn đề chung về tài chính của địa bàn khảo sát 64
    2.2. Giới thiệu về hoạt động khảo sát . 71
    2.2.1. Mục đích khảo sát 71
    2.2.2. Nội dung khảo sát 72
    2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu . 72
    2.2.4. Tổ chức khảo sát 73
    2.2.5. Mức độ tin cậy và giá trị của dữ liệu 73
    2.3. Mẫu nghiên cứu và cỡ mẫu 75
    2.4. Phân tích và bàn luận về kết quả khảo sát . 77
    2.4.1. Thực trạng trao quyền tự chủ và thực hiện quyền tự chủ trên thực tiễn của
    nhà trường THPT công lập trên địa bàn Hà Nội . 77
    2.4.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch tài chính theo định hướng tăng quyền tự
    chủ trong các trường THPT công lập Hà Nội 82
    2.4.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý tài chính nhà trường theo hướng mở
    (sự tham gia của hội đồng trường và các đối tượng có liên quan vào công tác
    quản lý tài chính nhà trường) . 83
    2.4.4. Thực trạng công tác quản lý các nguồn lực tài chính theo kế hoạch, dự toán và quy
    chế chi tiêu nội bộ 88
    2.4.5. Thực trạng công tác kiểm soát, giám sát các hoạt động tài chính 94
    2.4.6. Thực trạng Hiệu trưởng thực hiện tự chịu trách nhiệm 99
    2.4.7. Kết quả khảo sát thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng . 107
    Kết luận chương 2 113
    CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRƯỜNG TRUNG HỌC
    PHỔ THÔNG CÔNG LẬP THEO HƯỚNG TĂNG QUYỀN TỰ CHỦ 116
    VÀ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM . 116
    3.1. Định hướng đổi mới quản lý giáo dục và quản lý tài chính trong các cơ sở giáo
    dục công lập 116
    3.1.1. Định hướng đổi mới quản lý giáo dục 116
    3.1.1. Quan điểm đổi mới quản lý tài chính trường trung học phổ thông công lập . 117
    3.2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp . 119
    3.3. Hệ thống các biện pháp 120
    3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về quản lý tài chính theo hướng tăng
    quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các chủ thể quản lý và các đối tượng có
    liên quan 120
    3.3.2. Biện pháp 2: Hoàn thiện công cụ quản lý tài chính hướng đến tăng quyền
    tự chủ thực sự cho các chủ thể quản lý (hoàn thiện các văn bản pháp quy và quy
    chế chi tiêu nội bộ) 123
    3.3.3. Biện pháp 3: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về khoa học quản lý và quản lý tài
    chính nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý và các đối tượng có liên quan . 124
    3.3.4. Biện pháp 4: Phát huy vai trò định hướng, giám sát của Hội đồng trường
    trong quản lý tài chính . 126
    3.3.5. Biện pháp 5: Hiệu trưởng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tự chịu trách nhiệm
    đối với các cơ quan quản lý, cộng đồng xã hội và các đối tượng liên quan . 129
    3.3.6. Quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất 132
    3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 133
    3.4.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp khảo sát mức độ cần thiết và
    mức độ khả thi của các biện pháp 133
    3.4.2. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 134
    3.4.3. Kết quả khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất . 135
    3.5. Thử nghiệm biện pháp quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ
    thông công lập theo hướng tự chủ 137
    3.5.1. Mục đích thử nghiệm . 137
    3.5.2. Nội dung thử nghiệm . 137
    3.5.3. Mẫu thử nghiệm . 137
    3.5.4. Tiêu chí đánh giá thử nghiệm . 138
    3.5.5. Giả thuyết thử nghiệm 139
    3.5.6. Cách thức thử nghiệm 140
    3.5.7. Kết quả thử nghiệm . 141
    3.5.8. Kết luận về thử nghiệm 143
    Kết luận chương 3 143
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 145
    1. Kết luận . 145
    1.1. Về lý luận . 145
    1.2. Về thực tiễn 146
    2. Khuyến nghị . 147
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Sự phát
    triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh



    quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Xuất
    phát từ yêu cầu nêu trên, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ chương, chính
    sách nhằm thay đổi cơ chế quản lý, phát triển hệ thống giáo dục công lập đáp ứng
    yêu cầu phát triển của đất nước. Có thể nói, các chủ chương và chính sách của nhà
    nước lĩnh vực quản lý giáo dục trong hai thập niên gần đây đều hướng tới việc gia
    tăng sự phân cấp trong quản lý, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt
    trong lĩnh vực tài chính.
    Quá trình phân cấp quản lý giáo dục nói chung và phân cấp quản lý tài chính
    giáo dục nói riêng ở Việt Nam chính thức được hình thành và phát triển bắt đầu từ
    năm 1993 khi Nghi quyết trung ương 4 (khóa VII) đã xác định: Đổi mới cơ chế
    quản lý tài chính giáo dục, giao cho ngành giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý
    ngân sách và các nguồn đầu tư ngoài ngân sách. Thực hiện chủ chương trên, từ năm
    1993 tới nay Chính phủ Việt Nam đã có thêm nhiều các chính sách lớn và các văn
    bản pháp quy được ban hành nhằm hướng tới tăng cường sự phân cấp qu
    ản lý đối với lĩnh vực tài chính giáo dục như: Luật Giáo dục 1998; Nghị định số
    10/2002/NĐ-CP ngày 16/09/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp
    có thu; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định
    quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế
    và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp nối những thành công của
    chủ trương đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04
    tháng 11 năm 2013 được ban hành nhằm định hướng phát triển giáo dục Việt Nam
    trong giai đoạn mới. Để đưa định hướng trên vào thực tiễn, Chính phủ đã ban hành
    Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi
    mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
    đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong chương trình hành động này của Chính phủ Việt Nam, tại mục 7
    điểm d đã nhấn mạnh cần: Hoàn thiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và
    đào tạo cho các Bộ, ngành, địa phương; thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách
    nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề một cách thống nhất và
    hiệu quả; rà soát,điều chỉnh, bổ sung cơ chế để các cơ quan quản lý giáo dục địa
    phương được tham gia quyết định trong quản lý nhân sự và các nguồn tài chính
    dành cho giáo dục. Như vậy, có thể khẳng định, để đổi mới giáo dục cần đổi mới
    quản lý cơ sở giáo dục theo hướng phát huy dân chủ, tính sáng tạo, giao quyền tự
    chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài
    chính, tài sản. Đây chính là việc thực hiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm,
    thực hiện công khai, chịu sự giám sát của các chủ thể trong nhà trường, của Nhà
    nước và của xã hội đối với cơ sở giáo dục.
    Xác định giáo dục là cơ sở và động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, do đó
    Việt Nam đã dành một tỷ trọng lớn trong tổng chi Ngân sách Nhà nước để đầu tư
    cho sự nghiệp giáo dục trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, vì nguồn thu ngân
    sách Nhà nước hạn chế, nên mức đầu tư lớn cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam chủ
    yếu tập trung ở các trường công lập. Trong khi đó, việc sử dụng nguồn tài chính tại
    các trường công lập chưa mang lại kết quả mong muốn, vẫn còn tồn t
    ại những yếu kém và chưa phát huy, sử dụng tốt các quyền được giao.
    Mặt khác, trong thời gian gần đây, thông tin đại chúng đề cập rất nhiều đến
    những sai phạm trong quản lý tài chính tại các nhà trường công lập, gây nhiều bức
    xúc trong dư luận. Từ thực trạng trên, hoàn thiện quản lý tài chính đối với các
    trường trung học phổ thông công lập ở Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết.
    Từ những các kết quả bước đầu đã đạt được trong thực hiện phân cấp quản lý
    tài chính giáo dục, có thể khẳng định đây là một định hướng hoàn toàn đúng đắn,
    cần quán triệt phát huy, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần khắc phục trong việc
    thực hiện tăng quyền tự chủ về tài chính cho nhà trường THPT công lập, do đó
    chúng tôi chọn hướng nghiên cứu của luận án là: “Quản lý tài chính trong nhà
    trường trung học phổ thông theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm”.
     
Đang tải...