Chuyên Đề Quản lý tài chính tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương khi chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính t

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Sau 5 năm thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ - CP ngày 16/01/2002 chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực. Mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định này là trao quyền tự chủ tài chính cho thủ trưởng đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát triển và mở rộng cung ứng các hoạt động dịch vụ; phân định rõ chức năng nhiệm vụ của cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp, làm thay đổi phương thức quản lýđối với đơn vị sự nghiệp, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động. Sau 5 năm triển khai cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu, theo đánh giá của các Bộ, các địa phương, các đơn vị triển khai thực hiện về cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra.
    Có thể nói Nghị định 10/2002/NĐ - CP đã thổi một luồng sức sống mới vào các đơn vị sự nghiệp có thu, kết quả thu sự nghiệp tăng cao, tăng thu nhập bình quân cho người lao động, tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định mới về mức lương cơ bản và đã phát huy được sức sáng tạo trong các đơn vị.
    Với những thành tựu quan trọng đó đã chứng tỏ rằng Nghị định 10/2002/NĐ - CP ngày 16/01/2002 là một bước đi đúng đắn và cần phát triển mở rộng quy mô áp dụng. Ngày 05/09/2005 Chính Phủ đã ban hành Nghị định 115 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, tiếp đó là Nghị định 43/2006/NĐ - CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ; tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hai Nghị định thay thế Nghị định 10/2002/NĐ - CP này đã có những điểm mới nâng cao hơn nữa quyền tự chủ của các đơn vị này. Các Nghị định mới này mở rộng về đối tượng áp dụng (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp không có thu). Nghị định mới cũng trao quyền tự chủ trên cả 3 mặt(tự chủ về thực hiện nhiệm vụ; tự chủ trong sử dụng sắp xếp bộ máy tổ chức, nhân lực và tự chủ về tài chính)
    Với những quyền mới thì việc kiểm tra quản lý các quyền ấy cũng là một yêu cầu cấp thiết,
    Trong thời gian thực tập tại phòng Tài chính-Kế toán của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương em đã được cung cấp số liệu về tình hình thực hiện NĐ10 –CP ngày 16/01/2002, em nhận thấy đơn vị đã đạt được nhiều kết quả đáng khen ngợi, tuy nhiên khi đơn vị nhận được quyệt định giao tự chủ tự chịu trách nhiệm theo NĐ115-CP ngày 05/09/2005 từ ngày 01/01/2008 thì đơn vị còn gặp nhiều khó khăn trong cơ chế chuyển đổi cũng như quản lý. Vì vậy mà em chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp là:[SUP]” [/SUP]Quản lý tài chính tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương khi chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập[SUP]”[/SUP].
    Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổ chức khoa học và công nghệ công lập với cơ chế tự chủ tài chính.
    Chương 2: Thực trạng về áp dụng cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm nghiên cứu Lợn Thụy Phương.
    Chương 3: Định hướng phát triển và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu qủa cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm nghiên cứu Lợn Thuỵ Phương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...