Thạc Sĩ Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trự

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi là Nguyễn Thị Giang Hương, học viên lớp cao học, khoa Quản lý
    kinh tế, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, khóa học 2010-
    2012.
    Tôi xin cam đoan luận văn cao học “Quản lý tài chính tại các trường
    đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trực
    thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với
    sự hướng dẫn của PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai. Các số liệu, thông tin được sử
    dụng trong luận văn là trung thực.

    Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2015
    Tác giả luận văn





    Nguyễn Thị Giang LỜI CÁM ƠN

    Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng biết ơn: PGS.TS Trịnh Thị
    Hoa Mai đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên
    cứu khoa học.
    Cám ơn các Thầy giáo, Cô giáo Phòng Đào tạo, Khoa Quản lý kinh tế
    Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã trực tiếp
    giảng dạy, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức làm nền tảng lý luận trong quá
    trình nghiên cứu luận văn.
    Các anh chị học viên lớp cao học và các bạn đồng nghiệp đã luôn ủng hộ
    giúp đỡ, khuyến khích tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu thực
    hiện luận văn này.
    Xin chân thành cám ơn!














    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI
    CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
    1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập
    1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đơn vị sự nghiệp công
    lập
    1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
    1.1.3. Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập .
    1.1.4. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo .
    1.2 Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập .
    1.2.1. Một số khái niệm
    1.2.2. Nội dung quản lý tài chính tại các trường đại học công lập .
    1.3 Các công cụ quản lý tài chính tại các trường đại học công lập .
    1.3.1. Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước .
    1.3.2. Lập kế hoạch .
    1.3.3. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
    1.3.4. Hạch toán, kế toán, kiểm toán .
    1.3.5. Hệ thống thanh tra, kiểm tra
    1.3.6. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính
    1.4. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại các trường đại học của một số
    nước trên thế giới .
    1.4.1. Kinh nghiệm của các nước
    1.4.2. Bài học kinh nghiệm


    I
    ii
    iii

    05
    05

    05
    08
    09
    11
    12
    12
    14
    22
    25
    25
    26
    26
    27
    27

    28
    28
    29

    CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRÊN
    ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC
    VÀ ĐÀO TẠO
    2.1. Khái quát về bộ máy tổ chức của các trường đại học công lập
    ở Việt Nam hiện nay .
    2.1.1. Mô hình tổ chức
    2.1.2. Bộ máy tổ chức .
    2.1.3. Các trường đại học công lập trên địa bàn TP. Hà Nội .
    2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự
    chủ tài chính trên địa bàn TP. Hà Nội
    2.2.1. Quản lý các nguồn thu
    2.2.2 Thực trạng quản lý sử dụng các khoản chi
    2.2.3. Điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động giảng dạy
    và học tập
    2.3. Thực trạng sử dụng các công cụ quản lý tài chính tại các
    trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà
    Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .
    2.3.1. Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước
    2.3.2. Lập kế hoạch .
    2.3.3. Qui chế chi tiêu nội bộ .
    2.3.4. Công cụ hạch toán, kế toán, kiểm toán
    2.3.5. Kiểm tra, thanh tra .
    2.3.6. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính
    2.4. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại các trường đại học
    công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trực thuộc
    Bộ Giáo dục và Đào tạo
    2.4.1. Những kết quả đạt được .
    2.4.2. Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân .



    31

    31
    31
    32
    33

    36
    36
    45

    51


    52
    52
    53
    53
    54
    55
    56


    56
    57
    58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
    TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
    TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRỰC THUỘC BỘ GIÁO
    DỤC VÀ ĐÀO TẠO .
    3.1. Định hướng phát triển tài chính giáo dục đại học ở Việt Nam
    3.1.1. Mục tiêu phát triển giáo dục đại học đến năm 2020
    3.1.2. Quan điểm phát triển bền vững về tài chính cho các trường
    đại học công lập ở Việt Nam .
    3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học
    công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trực thuộc
    Bộ Giáo dục và Đào tạo .
    3.2.1. Đối với nhà nước .
    3.2.2. Đối với các trường đại học công lập
    KẾT LUẬN .
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO






    71

    71


    73
    77
    79
    81

    1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Văn kiện đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định “Phát triển
    giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó thực hiện đổi mới căn bản, toàn
    diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,
    dân chủ hóa, hội nhập quốc tế và thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo
    dục”. Như vậy, chủ trương đổi mới nền giáo dục Việt Nam trong đó có đổi
    mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục đại học là một yêu cầu cấp thiết
    để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, việc nhà nước trao quyền
    tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong
    lĩnh vực giáo dục đào tạo đặc biệt là giáo dục đại học đã giúp các trường đại
    học công lập tăng tính tự chủ, chủ động hơn trong việc tổ chức công việc, sắp
    xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm
    vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ đào tạo
    với chất lượng cao cho xã hội. Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
    trong lĩnh vực giáo dục nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, huy
    động sự đóng góp của cộng đồng để phát triển sự nghiệp giáo dục, từng bước
    giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước (NSNN).
    Trong những năm gần đây giáo dục đại học ở Việt Nam có rất nhiều thay
    đổi, ngày càng có nhiều trường đại học ngoài công lập, đại học nước ngoài, các
    chương trình liên kết quốc tế và nhiều chương trình du học tại chỗ của nước
    ngoài tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ giáo dục đại học ở Việt Nam.
    Điều này, đã đặt các trường đại học công lập của Việt Nam vào một vị thế cạnh
    tranh ngày càng tăng kể cả trong nước và các tổ chức nước ngoài.
    Trong bối cảnh đó, các trường đại học công lập trên địa bàn Hà Nội
    ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của công tác đại học công lập quản 2
    lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu và
    phát triển bền vững. Trong xu thế cạnh tranh và hội nhập, các trường đại học
    công lập, đặc biệt các trường tự chủ hoàn toàn về tài chính trên địa bàn ngày
    càng gặp nhiều khó khăn về nguồn kinh phí để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu
    thường xuyên. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu và lựa chọn
    đề tài “Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính
    trên địa bàn thành phố Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo” với
    mong muốn tìm hiểu thực trạng tự chủ tài chính và quản lý tài chính tại các
    trường đại học công lập trên địa bàn Hà Nội, chỉ ra những thành tựu, hạn chế
    và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực tài
    chính. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn tài chính theo hướng
    bền vững cho các trường đại học công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
    trong thời gian tới.
    2. Tình hình nghiên cứu:
    Đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như:
    - Tham luận "Tự chủ đại học: thực trạng và giải pháp cho đại học Việt
    Nam" của Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Minh Thuyết ( năm 2014 );
    - Luận văn "Hoàn thiện quản lý tài chính các trường đào tạo công lập
    trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" của học viên cao học Nguyễn Tấn
    Lượng ( năm 2011 );
    - Luận văn "Hoàn thiện quản lý tài chính các trường đào tạo công lập ở
    nước ta hiện nay" của học viên cao học Nguyễn Duy Tạo (năm 2000);
    - Đề tài "Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách hệ thống giáo
    dục quốc dân" của Tiến sĩ Trần Thu Hà (năm 1993) .
    Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh về quản
    lý tài chính, điều hành ngân sách giáo dục đào tạo tầm vĩ mô và tập trung
    nghiên cứu việc sử dụng các chính sách chế độ, tiêu chuẩn định mức liên
    quan, quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách hàng năm các nguồn 3
    kinh phí của các trường công lập chủ yếu là đại học và cao đẳng. Chưa có đề
    tài nào đề cập đến quản lý tài chính của các trường đại học công lập tự chủ tài
    chính trên địa bàn thành phố Hà Nội.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
    3.1. Mục đích:
    Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng về tự chủ tài chính và
    quản lý tài chính tại một số trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa
    bàn Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo để tìm ra các giải pháp hoàn
    thiện công tác quản lý tài chính theo hướng bền vững cho các trường đại học
    công lập tự chủ tài chính trong thời gian tới.
    3.2. Nhiệm vụ:
    Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính tại
    các trường đại học công lập và kinh nghiệm quản lý tài chính tại các trường đại
    học của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm chung.
    Hai là, nghiên cứu và phân tích thực trạng các nguồn lực và việc sử
    dụng các nguồn lực tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính
    trên địa bàn thành phố Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở
    đó rút ra được những thành tựu và hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của
    những hạn chế trong việc quản lý tài chính tại các trường.
    Ba là, đưa ra những quan điểm cơ bản, các giải pháp chủ yếu và kiến
    nghị với nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực
    tài chính cho các đơn vị.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những
    vấn đề lý luận chung về quản lý tài chính tại các trường đại học công lập và
    thực trạng quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính
    trên địa bàn thành phố Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về Quản lý tài chính của 05 trường đại học công lập trên địa bàn thành phố Hà
    Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (trong đó: 04 trường đại học công lập
    tự chủ tài chính một phần; 01 trường đại học công lập tự chủ toàn phần 100%)
    từ năm 2011 đến năm 2013.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp mô tả, phương
    pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp Kết hợp sử dụng kiến thức tổng
    hợp các môn học thuộc chuyên ngành kinh tế.
    6. Những đóng góp của luận văn:
    - Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng các
    nguồn lực tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa
    bàn thành phố Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra những tồn tại,
    hạn chế trong trong quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính.
    - Trên cơ sở thực trạng quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính tại các
    trường, luận văn sẽ trình bày một số giải pháp nhằm giúp hoàn thiện công tác
    quản lý tài chính, giúp các trường thuận lợi trong việc thực hiện tự chủ tài
    chính và đảm bảo nguồn tài chính các trường phát triển theo hướng bền vững.
    7. Bố cục luận văn:
    Mở đầu.
    Chương 1. Những vấn đề chung về quản lý tài chính tại các trường đại
    học công lập.
    Chương 2. Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài
    chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học
    công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo
    dục và Đào tạo.
     
Đang tải...