Thạc Sĩ Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt Nam đến năm 2010

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 19/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong nhiều thập kỷ qua, lĩnh vực giáo dục – đào tạo luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Sau gần 20 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam, trong đó giáo dục đại học – một bộ phận cấu thành quan trọng đã đạt được những thành tích đầy ấn tượng. Giáo dục đại học cùng với hệ thống giáo dục cả nước góp phần vào việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân cư; thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu phân công lao động; nâng cao chất lượng con người. Giáo dục đại học còn là một chiến lược cụ thể để nâng cao tính cạnh tranh chất lượng lao động có trình độ của Việt Nam trong khu vực và thế giới Việt Nam với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp, động lực chính sẽ là nguồn nhân lực có chất lượng cao, là đội ngũ trí thức cho sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Thực hiện chủ trương, chính sách đổi mới nền giáo dục của Đảng và Nhà nước, coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, các trường công lập giữ vững vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với xu thế phát triển mạnh nền kinh tế tri thức trên thế giới, trước sự cạnh tranh của các cơ sở giáo dục đào tạo đại học khác trong, ngoài nước và việc thí điểm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính buộc các trường đại học công lập Việt Nam phải nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh hoạt động giáo dục đào tạo một cách hiệu quả để thực hiện sứ mạng được giao. Xuất phát từ thực tế như vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt Nam đến năm 2010” với mong muốn đóng góp một phần vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của nước nhà.


    2. Mục đích của luận văn:
    ư Hệ thống quá trình phát triển, đặc điểm hoạt động và đặc điểm quản lý tài chính tại các trường đại học công lập Việt Nam, kinh nghiệm quản lý tài chính của các trường đại học ở các nước trên thế giới.
    ư Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tài chính tại các trường đại học công lập Việt Nam, từ đó tìm ra nguyên nhân đưa đến những tồn tại, hạn chế.
    ư Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính nhằm thực hiện một số định hướng chiến lược được đề ra.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến hoạt động giáo dục đào tạo, công tác quản lý tài chính và cơ chế, chính sách tài chính tác động đến hoạt động của các trường đại học công lập ở Việt Nam.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    ư Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp mô tả, phân tích thống kê, tổng hợp, so sánh, dự báo kết hợp sử dụng kiến thức tổng hợp các môn học thuộc chuyên ngành kinh tế.
    ư Luận văn sử dụng các tài liệu là các sách giáo khoa về quản lý tài chính, các qui định pháp luật về chế độ tài chính trong các cơ sở giáo dục – đào tạo, các số liệu thống kê của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, các trang web, các báo và tạp chí liên quan .


    5. Kết cấu luận văn:

    Kết cấu chính của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính tại các trường đại học công lập Việt Nam.
    Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại các trường đại học công lập Việt Nam thời gian qua.
    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập Việt Nam đến năm 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...