Chuyên Đề Quản lý tài chính ở các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập có thu

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. quản lý tài chính ở các cơ quan hành chính nhà nước.
    1. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.
    Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan thực hiện quyền hành pháp của nhà nước. Đó là cơ quan quản lý chung hay từng mặt công tác, có nhiệm vụ chấp hành pháp luật và chỉ đạo thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà nước.
    Cơ quan hành chính nhà nước có các đặc điểm sau:
    - Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng thực hiện quyền hành pháp theo lãnh thổ và lĩnh vực.
    - Mỗi cơ quan hành chính nhà nước có một thẩm quyền và chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành.
    - Cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước; chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp tương ứng; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực đó.
    Theo thẩm quyền, các cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng.
    Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung quản lý mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi đối tượng tương ứng trong phạm vi các đơn vị hành chính lãnh thổ. Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng quản lý đối với ngành hoặc lĩnh vực.
    Nội dung quản lý hành chính Nhà nước được thể hiện cụ thể thông qua các mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng hoạt động của từng cơ quan hành chính nhà nước, từng cấp, từng ngành và toàn thể hệ thống hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng hành pháp trên các mặt sau:
    - Quản lý hành chính nhà nước về kinh tế, văn hoá, xã hội, ngoại giao, an ninh, quốc phòng.
    - Quản lý hành chính nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, công sản, hạch toán, kiểm toán, bảo hiểm, tín dụng,v.v .
    -Quản lý hành chính nhà nước về khoa học, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
    - Quản lý hành chính nhà nước về nguồn lực và phát triển các nguồn nhân lực.
    - Quản lý hành chính nhà nước về tổ chức bộ máy hành chính.

    Tổ chức hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay:
    - Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở Trung ương: Theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001), Chính phủ là "cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam". Chính phủ lãnh đạo hoạt động của các bộ và chính quyền địa phương.
    Cơ cấu tổ chức của chính phủ gồm có: các bộ, các cơ quan ngang bộ.
    - Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương:
    Theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001), Uỷ ban nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước địa phương có hai tư cách. Một là, cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, chịu trách nhiệm thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, báo cáo công việc trước Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp trên. Hai là, chịu trách nhiệm chấp hành cả các quyết định của các cơ quan chính quyền cấp trên; Uỷ ban nhân dân các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất.
    2. Kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước:
    Sự tồn tại và phát triển của Nhà nước đòi hỏi phải có các nguồn tài chính đảm bảo để duy trì sự hoạt động bình thường của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công, không đòi hỏi người được phục vụ phải thù lao. Do đó, ngân sách nhà nước phải cấp phát kinh phí để duy trì hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Hiện nay, trong hoạt động hành chính nhà nước, có được phép thu một số khoản nhỏ như phí, lệ phí và được coi là nguồn bổ sung kinh phí, nhưng số thu còn rất ít, và chủ yếu vẫn do Nhà nước cấp kinh phí.
    Xét về nội dung, kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho các cơ quan hành chính nhà nước gồm có: kinh phí hoạt động và các khoản chi đầu tư phát triển (chủ yếu là vốn xây dựng cơ bản). Kinh phí hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước do ngân sách nhà nước cấp thuộc về chi thường xuyên nên nó có đặc điểm: mang tính ổn định cao; thể hiện tính chất tiêu dùng; nội dung, cơ cấu chi, mức độ chi gắn liền với cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và sự lựa chọn của nhà nước trong việc cung cấp các hàng hoá công cộng. Bên cạnh đó, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp cho các cơ quan hành chính nhà nước còn có một số đặc điểm sau:
    Thứ nhất, ngân sách nhà nước phải đảm bảo 100% kinh phí để duy trì sự tồn tại và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
    Điều đó xuất phát từ chỗ, hoạt động hành chính nhà nước mang tính chất hàng hoá công cộng thuần tuý, không thể xã hội hoá. Mọi người được hưởng lợi từ những dịch vụ quản lý hành chính nhà nước trên tất cả lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, ngoại giao, an ninh, quốc phòng. Thuế là giá của những dịch vụ mà công dân được hưởng từ lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, lợi ích mà từng người nhận được rất khó đo lường, vì vậy nếu để thị trường điều hành hoặc "đánh thuế theo lợi ích" sẽ dẫn đến kém hiệu quả và thiếu công bằng.
    Thứ hai, đo lường hiệu quả của chi ngân sách nhà nước cho quản lý hành chính là rất khó khăn, tuy nhiên, việc đo lường là có thể.
    Các hoạt động quản lý hành chính nhà nước có phạm vi rộng, liên quan đến tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Doanh nghiệp với mục tiêu thu lợi nhuận tối đa có thể dùng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, cổ tức, giá cổ phiếu, doanh thu,v.v . để đánh giá một cách rõ ràng hiệu quả hoạt động. Nhưng đánh giá xem chi ngân sách Nhà nước tăng lên hay giảm xuống có tác động như thế nào đến việc điều hành kinh tế xã hội trong điều kiện các nhân tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội luôn luôn vận động thì các chỉ tiêu trên không thể dùng được. Hiệu quả kinh tế có tính rõ ràng, nhưng hiệu quả xã hội chưa có thước đo chuẩn mực. Giữa đầu vào và đầu ra trong các hoạt động hành chính không có mối quan hệ rõ ràng đã gây khó khăn cho việc đánh giá chi tiêu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả công tác của các cơ quan hành chính nhà nước là cần thiết và có thể hoàn thiện dần từng bước. Điều này dẫn tới ý tưởng quản lý kinh phí quản lý hành chính theo kết quả đầu ra. Cụ thể, phấn đấu đến năm 2005, tất cả các cơ quan hành chính nhà nước đều phải được thực hiện khoán kinh phí.
    3. Cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...