Đồ Án Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

    Đề tài luận án: Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế Việt Nam
    Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng
    Thực hiện: 08/2012
    Mã số: 62.31.12.01
    Nghiên cứu sinh: Vũ Anh Tuấn
    Người hướng dẫn: GS.TS Phạm Quang Trung

    Về phương diện lý luận

    Trên phương diện lý luận, theo quan điểm của tác giả, luận án đã có những đóng góp mới sau đây:
    Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích một số quan niệm về năng lực cạnh tranh, luận án đã khái quát trình bày quan niệm về năng lực cạnh tranh của tập đoàn kinh tế như sau:
    “Năng lực cạnh tranh của tập đoàn kinh tế là sự thể hiện thực lực và lợi thế của tập đoàn kinh tế so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao bằng việc khai thác, sử dụng lợi thế bên trong, lợi thế bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại, phát triển, cải thiện được vị thế của mình so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường”.
    Quan niệm này về năng lực cạnh tranh được coi là đóng góp mới, bởi lẽ quan niệm này về năng lực cạnh tranh khá toàn diện, từ việc xác định mục tiêu, phương thức thực hiện mục tiêu. Quan niệm về năng lực cạnh tranh của tập đoàn kinh tế có thể là cơ sở cho việc hoạch định các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế trong thực tiễn.
    Thứ hai, luận án đã nghiên cứu đưa ra các tiêu chí phân tích, đánh giá mức độ hữu dụng của cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế. Có thể những tiêu chí đó chưa thực chuẩn tắc, song vẫn có thể coi việc đề cập các tiêu chí đó trong luận án là những đóng góp mới mang tính chất gợi ý để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí đánh giá tính hữu dụng của cơ chế quản lý tài chính đối với tập đoàn kinh tế.
    Về phương diện nghiên cứu khảo sát thực tiễn
    Cho đến nay chưa có một tài liệu chuẩn tắc nào tổng kết, đánh giá cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước theo tinh thần của Nghị định số 09/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Luận án đã đi sâu nghiên cứu nội hàm của cơ chế quản lý tài chính do Nhà nước quy định, kết hợp với việc nghiên cứu sự vận hành trong thực tiễn đã đưa ra những nhận xét đánh giá khá toàn diện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước, về những thành công, hạn chế của cơ chế. Đây có thể được coi là đóng góp mới của luận án, bởi lẽ lần đầu tiên có một tài liệu đánh giá khá toàn diện về cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế. Có thể có nhiều vấn đề cần tiếp tục phải thảo luận qua kết quả đánh giá cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước mà bản luận án đã đề cập, song dù sao đây là những đánh giá mang tính gợi mở để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiên cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước trong điều kiện tái cấu trúc lại các tập đoàn kinh tế nhà nước theo chủ trương của nhà nước.
    Về phương diện đề xuất các giải pháp
    Luận án đã tập trung hàng loạt các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế, trong số các giải pháp đó giải pháp được coi là đề xuất mới của luận án là giải pháp cấu trúc lại các tập đoàn kinh tế nhà nước.
    Cấu trúc lại các tập đoàn kinh tế nhà nước được coi là yêu cầu khách quan đối với hoạt động của các tập đoàn kinh tế, song cấu trúc lại nhằm mục tiêu gì, yêu cầu đặt ra đối với cấu trúc lại như thế nào, cách thức thực hiện như thế nào, tất cả những vấn đề đó đã được luận án trình bày khá đầy đủ trong luận án. Theo quan điểm của luận án, có mạnh dạn cấu trúc lại tập đoàn kinh tế nhà nước mới có thể hoàn thiện, đổi mới có hiệu quả cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước.
    Ngoài ra, đi sâu từng tiểu cơ chế quản lý tài chính, luận án cũng có nhiều đề xuất, giải pháp khá kỹ. Đó được coi là những đóng góp mới của luận án.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...