Tiến Sĩ Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vi

    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VỚI VẤN ĐỀ NÂNG
    CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ
    . 7
    1.1 Tổng quan về năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế 7
    1.1.1 Khái quát về tập đoàn kinh tế . 7
    1.1.2 Năng lực cạnh tranh của các TĐKT . 12
    1.2 Cơ chế quản lý tài chính trong TĐKT và tác động của nó đến việc nâng
    cao năng lực cạnh tranh của các TĐKT 20
    1.2.1 Hoạt động tài chính trong các TĐKT. 20
    1.2.2 Cơ chế quản lý tài chính trong các TĐKT 21
    1.3 Ảnh hưởng của cơ chế quản lý tài chính tại TĐKT đối với vấn đề nâng
    cao năng lực cạnh tranh của TĐKT 40
    1.4 Các tiêu chí đánh giá cơ chề quản lý tài chính 44
    1.4.1 Tính bảo toàn và phát triển nguồn lực tài chính, giá trị tài sản của TĐKT .44
    1.4.2 Bảo đảm chế ngự được những rủi ro về hoạt động tài chính của các
    TĐKT. 44
    1.4.3 Đảm cho các TĐKT sử dụng một cách chủ động các nguồn lực tài chính
    và tài sản đạt được hiệu quả cao, đồng thời có tác dụng kiểm tra, giám sát mọi
    hoạt động tài chính của các TĐKT . 44
    1.4.4 Có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy các TĐKT nâng cao năng lực cạnh tranh 45
    1.5 Kinh nghiệm sử dụng cơ chế quản lý tài chính của Chính phủ ở một số
    nước đối với TĐKT 45
    1.5.1 Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp, TĐKTNN
    ở Trung Quốc . 45
    1.5.2. Cơ chế quản lý tài chính của nhà nước trong các TĐKT (Cheabol) ở
    Hàn Quốc . 50
    1.5.3 Cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với các TĐKT ở Pháp . 56
    1.6 Một số kết luận rút ra được coi là những bài học đối với Việt Nam trong
    quá trình xác lập cơ chế và thực thi cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối
    với các TĐKT của Việt Nam 57

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA
    NHÀ NƯỚC VỚI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH CỦA CÁC TẬP
    ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM
    . 61
    2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của TĐKTNN ở Việt Nam 61
    2.1.1 Khái quát các TĐKTNN ở Việt Nam. 61
    2.1.2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các TĐKTNN. . 67
    2.2 Thực trạng chung cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với
    TĐKTNN giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 77
    2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển cơ chế quản lý tài chính của Nhà
    nước đối với TĐKTNN 77
    2.2.2 Thực trạng cơ chế huy động vốn trong các Tổng Công ty và TĐKT nhà
    nước. 78
    2.2.3 Thực trạng cơ chế quản lý và sử dụng vốn trong các TĐKTNN do Nhà
    nước quy định. 83
    2.2.4 Thực trạng cơ chế quản lý tài sản do nhà nước quy định đối với các
    Tổng công ty, TĐKTNN . 92
    2.2.5 Thực trang cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và kết quả sản xuất kinh
    doanh 98
    2.2.6 Thực trạng cơ chế giám sát tài chính 102
    2.3 Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dầu khí Việt Nam và tập
    đoàn Vinashin . 104
    2.3.1 Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của tập đoàn dầu khí Việt Nam . 104
    2.3.2 Tình hình tài chính của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
    (Vinashin) - Bài học đắt giá về cơ chế quản lý nói chung và cơ chế quản lý tài
    chính nói riêng 121
    2.4. Đánh giá chung về thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối
    với TĐKTNN thể hiện trong quy chế quản lý tài chính ban hành theo Nghị
    định 09/2009/QĐ-CP 123
    2.4.1 Những kết quả đạt được . 123
    2.4.2 Những tồn tại, hạn chế của quy chế quản lý tài chính mới . 125
    2.4.3 Các nguyên nhân tồn tại hạn chế 125

    CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA
    NHÀ NƯỚC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỐI
    VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM .
    128
    3.1 Chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển các tập đoàn
    kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn tới 128
    3.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các TĐKTNN ở Việt Nam 130
    3.2.1. Mục tiêu, yêu cầu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các
    TĐKTNN ở Việt Nam 130
    3.2.2. Các nhóm giải pháp hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý tài chính của
    Nhà nước đối với các TĐKTNN . 132
    3.2.3 Một số định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong tập đoàn
    dầu khí Việt Nam . 150
    3.3 Điều kiện thực thi các giải pháp. 159
    3.3.1 Kinh tế vĩ mô ổn định 159
    3.3.2 Cấu trúc lại mô hình TĐKTNN 160
    3.3.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, điều hành TĐKT nhất là chủ tịch
    Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, các thành viên trong Hội đồng quản
    trị/Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc các công ty con, công ty
    liên kết 162
    KẾT LUẬN . 165
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài luận án

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng,
    các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các
    tập đoàn kinh tế đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới. Nhằm thích ứng với bối
    cảnh đó, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và mở rộng thị trường ra bên
    ngoài lãnh thổ, nhiều nước đã và đang không ngừng gia tăng quy mô các
    doanh nghiệp, xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế. Các doanh nghiệp
    của Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
    Việc xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam vừa bảo đảm
    phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế toàn cầu vừa cho phép khai thác
    được những lợi thế so sánh vốn có của quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
    của đất nước. Nhận rõ vị trí, tầm quan trọng của các tập đoàn kinh tế, Đại hội
    đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: thúc đẩy
    việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước mạnh, hoạt
    động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có ngành chính; có nhiều chủ sở hữu,
    trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối Để các tập đoàn kinh tế, tổng
    công ty đi vào hoạt động thực sự đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi phải giải
    quyết nhiều vấn đề, từ việc lựa chọn mô hình tập đoàn thích hợp, hoàn thiện
    hệ thống chính sách quản lý nhà nước đối với tập đoàn kinh tế, đến việc đào
    tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý
    Trong số các vấn đề đó, có vấn đề về quản lý tài chính đối với các tập
    đoàn kinh tế. Quản lý tài chính đối với các tập kinh tế nhà nước ở đây được
    nhìn nhận từ góc độ chủ trương, biện pháp của nhà nước đối với các hoạt
    động tài chính của các tập đoàn kinh tế. Thời gian qua bên cạnh những chủ
    trương, biện pháp quản lý của nhà nước về hoạt động tài chính trong các tập
    đoàn kinh tế có nhiều đổi mới tích cực có tác dụng nhất định đến việc nâng
    cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế, song còn nhiều vấn đề tồn
    tại, hạn chế: Chủ trương, biện pháp quản lý tài chính của nhà nước còn mang
    nặng tính hành chính bao cấp, chưa bám sát với hoạt động thực tiễn từng tập
    đoàn kinh tế nhà nước làm hạn chế không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của
    các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
    Để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế của
    Việt Nam trong bối cảnh mới không thể không nghiên cứu, đổi mới công tác
    quản lý tài chính của nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế.
    Nhằm góp thêm ý tưởng trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính
    đối với tập đoàn kinh tế nhà nước tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý tài chính
    góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các Tập đoàn kinh tế Việt
    Nam”
    làm luận án tiến sĩ kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...