Tiến Sĩ Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2012



    MỤC LỤC
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU viii
    MỞ ĐẦU . x

    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC TRƯỜNG
    ĐẠI HỌC CÔNG LẬP .
    . 1
    1.1.Trường đại học công lập với hệ thống giáo dục đại học . 1
    1.1.1.Khái quát về giáo dục Đại học . 1
    1.1.1.1.Khái niệm giáo dục Đại học 1
    1.1.1.2.Đặc trưng của giáo dục Đại học 5
    1.1.2.Vai trò các trường Đại học công lập trong hệ thống giáo dục Đại học 14
    1.1.2.1.Khái niệm, phân loại các trường đại học . 14
    1.1.2.2.Vai trò trường đại học công lập trong hệ thống giáo dục đại học 16
    1.2.Quản lý tài chính các trường đại học công lập 27
    1.2.1.Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của quản lý tài chính các trường đại học
    công lập 27
    1.2.1.1.Khái niệm quản lý tài chính . 27
    1.2.1.2.Đặc điểm, sự cần thiết của quản lý tài chính các trường đại học công lập . 28
    1.2.2.Nội dung quản lý tài chính các trường đại học công lập 30
    1.2.2.1.Quản lý thu . 30
    1.2.2.2.Quản lý chi . 36
    1.2.2.3.Quản lý tài sản . 40
    1.2.2.4.Quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính các trường đại học công lập 41
    1.2.3.Chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính các trường đại học công lập . 45
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính các trường Đại học công lập . 50
    1.3.1. Nhóm nhân tố vĩ mô 51
    1.3.1. 1.Chính sách và pháp luật 51
    1.3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của quốc gia . 51
    1.3.2. Nhóm nhân tố vi mô 52
    1.3.2.1. Chiến lược phát triển của trường Đại học công lập . 52
    1.3.2.2. Quy mô và lĩnh vực đào tạo của trường Đại học công lập . 53
    1.3.2.3. Nhiệm vụ được giao hàng năm đối với trường Đại học công lập . 53
    1.3.2.4.Trình độ quản lý của lãnh đạo tại trường Đại học công lập 54
    1.3.2.5. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính trường Đại học công lập 54
    1.3.2.6. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giảng dạy 54
    1.4. Quản lý tài chính các trường Đại học công một số nước trên thế giới và bài học
    kinh nghiệm cho Việt Nam 55
    1.4.1. Quản lý tài chính các trường đại học . 55
    1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 59

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
    CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM
    . 61
    2.1. Tổng quan các trường Đại học công lập ở Việt Nam . 61
    2.1.1. Lịch sử hình thành trường đại học ở Việt Nam 61
    2.1.2. Phân loại trường đại học công lập Việt nam . 62
    2.1.2.1. Phân loại trường đại học công lập theo vùng miền 62
    2.1.2.2. Phân loại trường đại học công lập theo ngành . 68
    2.1.2.3. Phân loại trường đại học công lập theo quy mô . 70
    2.2. Thực trạng quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam 72
    2.2.1. Thực trạng quản lý thu - chi các trường Đại học công lập ở Việt Nam 72
    2.2.1.1. Thực trạng quản lý thu các trường đại học công lập 73
    2.2.1.2. Thực trạng quản lý chi các trường Đại học công lập Việt Nam . 95
    2.2.2. Thực trạng quản lý tài sản các trường Đại học công lập ở Việt nam 105
    2.2.3. Phân tích thực trạng quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính các trường đại học
    công lập Việt Nam 106
    2.2.3.1. Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu . 106
    2.2.3.2. Phân tích thực trạng quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính các trường đại
    học công lập Việt Nam . 109
    2.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính các trường đại học công lập Việt Nam 123
    2.3.1. Những thành tựu đạt được 123
    2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 131
    2.3.2.1. Hạn chế 132
    2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế 137

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC TRƯỜNG
    ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM .
    . 148
    3.1. Quan điểm quản lý tài chính các trường Đại học công lập Việt Nam 148
    3.1.1. Định hướng phát triển các trường đại học công lập Việt Nam 148
    3.1.2. Quan điểm quản lý tài chính các trường Đại học công lập Việt Nam 151
    3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính các trường đại học công lập Việt Nam 154
    3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô . 154
    3.2.1.1. Tăng cường tự chủ tài chính cho các trường đại học công lập . 154
    3.2.1.2.Ứng dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính gắn với kết quả đầu ra
    trong thực hiện vai trò của Nhà nước . 162
    3.2.1.3. Hoàn thiện chính sách học phí, chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên 163
    3.2.1.4. Hoàn thiện quản lý thu và sử dụng học phí 163
    3.2.1.5. Hoàn thiện cơ chế phân bổ dự toán chi NSNN cho giáo dục đại học 166
    3.2.1.6. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý tài
    chính công 167
    3.2.2. Nhóm giải pháp vi mô . 170
    3.2.2.1. Đa dạng hóa các nguồn tài chính tại trường đại học công lập . 170
    3.2.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo – cơ sở để tăng các khoản thu ngoài NSNN . 174
    3.2.2.3. Ứng dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính gắn với kết quả đầu ra
    trong thực hiện vai trò của trường đại học công lập . 178
    3.2.2.4. Xây dựng mục tiêu hướng tới trường đại học công đẳng cấp quốc tế 178
    3.2.2.5. Tăng cường quản lý tài sản . 179
    3.2.2.6. Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính, thông tin, quy trình quản lý tài chính khoa
    học . 179
    3.2.2.7. Nâng cao chất lượng công tác phục vụ đào tạo, công khai hóa chất lượng giáo dục
    đào tạo . 180
    3.2.2.8. Thành lập đơn vị nghiên cứu, hỗ trợ chính sách quản lý tài chính nội bộ trong
    trường đại học, cao đẳng . 180
    KẾT LUẬN CHUNG 186
    KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 187
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 189
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu đối với mỗi quốc gia nói
    chung và ở Việt Nam nói riêng. Nâng cao chất lượng giáo dục cũng là mục tiêu cao nhất mà
    Việt Nam đang đặt ra trong thời gian tới.
    Hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung, các trường Đại học nói riêng đang nỗ lực hết
    mình trong quá trình xây dựng và khẳng định thương hiệu trong khu vực và trên thế giới. 60
    năm qua, giáo dục Đại học Việt Nam đã có nhiều cố gắng đổi mới và phát triển, nhưng nhìn
    chung sự chuyển biến của giáo dục Đại học Việt Nam còn chậm, thể hiện: chất lượng đào tạo
    thấp, quy mô chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển và đòi hỏi của xã hội, cơ cấu hệ thống các
    trường còn nhiều điều bất hợp lý, quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường chưa cao,
    chương trình đào tạo còn cứng nhắc, kém linh hoạt, chậm hội nhập, phương pháp học lạc
    hậu, Một trong những bất cập, yếu kém có thể được coi là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
    đào tạo – đó là vấn đề quản lý tài chính.
    Đảng và Nhà nước Việt Nam đã từng bước khẳng định vai trò là người “cầm lái” cho sự
    nghiệp giáo dục ở Việt Nam tạo ra những bước phát triển là cơ sở và động lực cho sự phát
    triển kinh tế xã hội. Do đó, một tỷ trọng lớn trong tổng Ngân sách Nhà nước đã được đầu tư
    cho sự nghiệp giáo dục Đại học Việt Nam qua các năm đều tăng trưởng. Tuy nhiên, vì nguồn
    thu Ngân sách Nhà nước hạn chế, nên mức đầu tư lớn cho sự nghiệp giáo dục Đại học Việt
    Nam chủ yếu tập trung ở các trường Đại học công lập. Song, việc sử dụng nguồn tài chính tại
    các trường Đại học công lập chưa mang lại mục tiêu như mong muốn, vẫn còn tồn tại những
    yếu kém. Hơn nữa, quản lý tài chính là hoạt động không tách rời với các hoạt động quản lý
    khác của trường, nó giữ vị trí quan trọng, quyết định và ảnh hưởng tới các hoạt động khác.
    Nhằm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên cơ sở đó nâng cao chất lượng đào tạo của
    trường, công tác quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập đã được thực hiện, song
    trước xu hướng phát triển không ngừng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, quản lý tài chính
    các trường Đại học công lập chưa đáp ứng được những đòi hỏi đó.
    Đặc biệt, để từng bước khẳng định thương hiệu trường Đại học công lập Việt Nam tầm
    quốc tế buộc chúng ta đi tìm giải pháp. Ông cha ta đã từng nói “có thực mới vực được đạo”,
    quả không sai, nhiều thập kỷ trôi qua, giáo dục Việt Nam chỉ biết bươn trải bằng nguồn lực vô
    cùng hạn hẹp, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách ít ỏi của Nhà nước và nguồn thu học phí nhỏ
    bé. Hơn nữa, tính chất quản lý tài chính lỏng lẻo cố hữu của một số trường Đại học công lập
    và quan điểm “cha chung không ai khóc” còn tồn tại là một trong những nguyên nhân dẫn đến
    chất lượng đào tạo yếu kém.
    Xuất phát từ đặc điểm tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn cụ thể, khi tình hình kinh tế
    xã hội và quy luật của sự phát triển thay đổi thì quản lý tài chính cũng thay đổi theo, cũng phải
    được xem xét để lựa chọn, bổ sung cho phù hợp.
    Mặt khác, trong thời gian gần đây, thông tin đại chúng đề cập rất nhiều đến những sai phạm
    trong quản lý tài chính các trường đại học, gây nhiều bức xúc trong dư luận. Từ thực trạng
    trên, hoàn thiện quản lý tài chính đối với các trường Đại học công lập ở Việt Nam là một đòi
    hỏi cấp thiết . Góp phần đòi hỏi của thực tiễn, đề tài: “Quản lý tài chính các trường Đại học
    công lập ở Việt Nam”
    , được lựa chọn nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...