Tiểu Luận Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái tại các NHTM Việt Nam

    Lớp cao học trường đại học kinh tế TPHCM

    1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM
    1.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM
    Kinh doanh ngoại tệ chỉ hoạt động mua bán ngoại tệ của các NHTM khi tham gia thị trường ngoại hối nhằm đảm bảo nhu cầu ngoại tệ của các NHTM, nhu cầu ngoại tệ của khách hàng và thu lợi cho chính ngân hàng.
    1.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ
    1.2.1. Đối với ngân hàng
    Hoạt động kinh doanh ngoại tệ mang lại một khoản lợi nhuận tốt cho ngân hàng, nâng cao vị thế của NHTM trên thị trường trong và ngoài nước thông qua các giao dịch mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Đồng thời ảnh hưởng đến các nghiệp vụ khác như: cho vay bằng ngoại tệ, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, giúp đa dạng các hoạt động của NHTM.
    1.2.2. Đối với nền kinh tế
    Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ thanh toán cho các đối tác nước ngoài của các doanh nghiệp. Việc tư vấn, đánh giá sự biến động của tỷ giá cung cấp cho doanh nghiệp các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tỷ giá. Bên cạnh đó, hoạt động này còn nhằm tăng nguồn vốn dự trữ ngoại hối, giúp hoàn thiện các chính sách của chính phủ đề ra về quản lý ngoại hối, tỷ giá và lãi suất và quan trọng hơn là ổn định giá trị đồng nội tệ.
    1.3. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
    1.3.1. Rủi ro tỷ giá
    Rủi ro tỷ giá là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến cho các ngân hàng khi tỷ giá hối đoái thay đổi ngoài dự tính của ngân hàng. Trong cơ chế thị trường hiện nay, tỷ giá thường xuyên dao động, sự thay đổi này cùng với trạng thái ngoại hối của các ngân hàng tạo ra thu nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời.
    1.3.2. Rủi ro thanh khoản
    Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá hay nhỏ hơn khả năng thanh toán dự kiến, làm gia tăng chi phí để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản đó hoặc làm cho ngân hàng mất dần đi khả năng thanh toán.
    1.3.3. Rủi ro hoạt động
    Rủi ro hoạt động là khả năng xảy ra tổn thất bởi hệ thống thông tin của ngân hàng hoạt động không tốt, trình độ nghiệp vụ nhân viên hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu công việc hoặc do các nguyên nhân khách quan từ bên ngoài ảnh hưởng.
    1.3.4. Rủi ro tín dụng
    Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay vốn không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng.Trong giao dịch ngoại hối, rủi ro tín dụng có thể được chia thành: rủi ro thanh toán và rủi ro không thực hiện hợp đồng.
    1.3.5. Rủi ro khác
    Ngoài một số rủi ro khác có thể là do các yếu tố khách quan như động đất, lũ lụt gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó là những rủi ro từ tình hình kinh tế thế giới hay tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia đó có những sự biến động bất thường như khủng hoảng, suy thoái, và các cú sốc trong nền kinh tế đều có thể trở thành rủi ro đối với ngân hàng nói chung và toàn bộ nền kinh tế nói riêng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...