Thạc Sĩ Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu



    MỤC LỤC ( Luận văn gồm 124 trang có File WORD)

    LỜI CAM ĐOAN
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
    LỜI MỞ ĐẦU


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.
    1.1 Phương thức tín dụng chứng từ trong TTQT 1
    1.1.1 Khái niệm và đặc trưng 1
    1.1.1.1 Khái niệm .1
    1.1.1.2 Đặc trưng .1
    1.1.2 Quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức TDCT 2
    1.1.3 Thư tín dụng thương mại là một công cụ quan trọng của phương thức
    TDCT. 3
    1.1.3.1 Khái niệm .3
    1.1.3.2 Tính chất 4
    1.1.4 Các loại L/C .4
    1.1.5 Các Văn bản Pháp lý liên quan đến phương thức TDCT .4
    1.1.5.1 Giới thiệu chung về UCP600 và ISBP681 .4
    1.1.5.2 Các văn bản pháp lý khác .5
    1.2 Rủi ro trong phương thức TDCT .5
    1.2.1 Khái niệm .5
    1.2.2 Các loại rủi ro trong phương thức TDCT 6
    1.2.2.1 Căn cứ vào đối tượng bị thiệt hại 6
    1.2.2.2 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro .9
    1.2.3 Chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong phương TDCT của NHTM 16
    1.2.4 Nhân tố tác động đến rủi ro trong phương thức TDCT 17
    1.2.4.1 Nhân tố khách quan 17

    1.3.1 Khái niệm .19
    1.3.2 Nội dung quản lý rủi ro trong phương thức TDCT .20
    1.3.2.1 Quản lý bằng các biện pháp né tránh rủi ro .20
    1.3.2.2 Quản lý bằng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro .20
    1.3.2.3 Quản lý bằng các biện pháp dự phòng và giảm thiểu rủi ro .21
    1.4 Kinh nghiệm về quản lý rủi ro trong phương thức TDCT của một số ngân hàng trên thế giới
    1.4.1 Kinh nghiệm của Citibank N.A, Malaysia 22
    1.4.2 Kinh nghiệm của Deutsch Bank .22
    1.4.3 Các bài học kinh nghiệm rút ra cho NHNo&PTNT Việt nam. .23
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .24



    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
    2.1 Khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 25
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25
    2.1.1.1 Lịch sử hình thành 25
    2.1.1.2 Những thành tựu đã đạt được trong gần 22 năm qua (1998-2010) 26
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức 30
    2.2 Thực trạng rủi ro trong phương thức TDCT tại NHNo&PTNT Việt nam 30
    2.2.1 Thực trạng thanh toán trong phương thức TDCT .30
    2.2.2 Thực trạng rủi ro trong phương thức TDCT .31
    2.2.2.1 Rủi ro tín dụng .31
    2.2.2.2 Rủi ro đạo đức .33
    2.2.2.3 Rủi ro hàng hóa .35
    2.2.2.4 Rủi ro pháp lý, chính trị 35

    2.2.3 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong phương thức TDCT 40
    2.2.3.1 Nguyên nhân khách quan 40
    2.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan 41
    2.3 Thực trạng quản lý rủi ro trong phương thức TDCT tại NHNo&PTNT VN 43
    2.3.1 Cơ chế quản lý rủi ro .43
    2.3.2 Thực trạng quản lý rủi ro trong phương thức TDCT tại NHNo 44
    2.3.3 Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong phương thức TDCT tại
    NHNo&PTNT Việt nam .48
    2.3.3.1 Những kết quả đạt được 48
    2.3.3.2 Những tồn tại chủ yếu và nguyên nhân .49
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .52



    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM
    3.1 Định hướng quản trị rủi ro trong phương thức TDCT tại NHNo Việt nam .53
    3.1.1 Định hướng phát triển phương thức TDCT 53
    3.1.2 Định hướng quản trị rủi ro trong phương thức TDCT. 54
    3.2 Các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong phương thức TDCT tại
    NHNo&PTNT Việt Nam. .56
    3.2.1 Chú trọng đào tạo và nâng cấp chất lượng cán bộ 56
    3.2.2 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 59
    3.2.3 Chú trọng thực hiện tốt công tác marketing, quan hệ khách hàng. 61
    3.2.4 Nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ 67
    3.2.5 Xây dựng chính sách quản lý rủi ro trong phương thức TDCT 71
    3.2.6 Sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ trong TTQT .74
    3.2.7 Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống quản trị rủi ro .77
    3.2.8 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 78

    3.2.10 Mở văn phòng đại diện ở nước ngoài 79
    3.2.11 Tăng cường tỷ lệ điện Swift chuẩn hóa xử lý tự động, có chính sách
    riêng cho từng chi nhánh tại những địa bàn khác nhau .80
    3.2.12 Tăng cường công tác thu nhập, lưu trữ thông tin .81
    3.3. Kiến nghị .82
    3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan .82
    3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước .85
    3.3.3 Đối với các doanh nghiệp XNK .90
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 94

    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    BIỂU PHÍ DỊCH VỤ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Ngày nay, dưới tác động của toàn cầu hóa , thương mại quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Trong xu hướng đó, ngành tài chính ngân hàng nước ta đang có những điều chỉnh căn bản nhằm xây dựng một lộ trình mở cửa thích hợp, phát huy thế mạnh, khắc phục nhược điểm, từng bước tạo ra một hệ thống ngân hàng hiện đại, an toàn, hiệu quả và đạt được chuẩn mực quốc tế và khu vực. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, Việt nam cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Một trong những thách thức lớn mà các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng Việt nam đang phải đối mặt là làm sao lựa chọn và vận dụng có hiệu quả phương thức thanh toán và các hợp đồng mua bán quốc tế. Là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động dịch vụ của ngân hàng, hoạt động TTQT ngày càng có vị trí quan trọng. Trong đó, phương thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất là phương thức TDCT vì nó an toàn, giảm thiểu tối đa các rủi ro, bất trắc. Phương thức thanh toán này được nhiều doanh nghiệp và ngân hàng sử dụng bởi tính ưu việt của nó trong việc đảm bảo quyền lợi cho cả người mua lẫn người bán.
    NHNo&PTNT Việt nam được thành lập 22 năm, hoạt động TTQT còn mới mẽ nhưng đạt được những thành tựu nhất định. Sự mở rộng và phát triển đa dạng các sản phẩm TTQT đã tạo tiền đề căn bản thúc đẩy phương thức TDCT phát huy tính hiệu quả và trở thành công cụ đắc lực đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp XNK và yêu cầu kiện toàn hóa hệ thống dịch vụ của ngân hàng trong quá trình mở cửa nền kinh tế đất nước.
    Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các tập quán quốc tế cho thấy TDCT không phải là một nghiệp vụ đơn giản, nó tiềm ẩn nhiều rủi ro về tài chính và ảnh hưởng đến uy tín của các bên tham gia. Điều này đã làm phát sinh nhiều rủi ro và trong số các rủi ro đó đã dẫn đến tranh chấp và có nhiều vụ việc phía Việt nam bị thua thiệt. Chính vì vậy, viêc nghiên cứu rủi ro trong phương thức TDCT có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng nói riêng và các bên tham gia nói chung.

    Vậy làm thế nào để phòng ngừa và quản lý rủi ro, giảm thiểu tối đa những thiệt hại, rủi ro từ các tranh chấp trong vấn đề này tại NHNo&PTNT Việt nam là một yêu cầu cấp bách?
    Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Quản lý rủi ro trong phương thức TDCT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam” với mong muốn đề tài này có thể đóng góp vào việc quản lý rủi ro trong nghiệp vụ TDCT tại đơn vị mình.

    2. Mục đích nghiên cứu
    - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro trong phương thức TDCT.
    - Trên cơ sở nghiên cứu và lý luận, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phương thức thanh toán TDCT
    và quản lý rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT.
    - Nghiên cứu và phân tích thực trạng quản lý rủi ro trong phương thức thanh
    toán TDCT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro trong phương thức thanh
    toán TDCT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...