Tiến Sĩ Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta tạo
    điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất
    kinh doanh, do đó số lượng các DN ngày càng gia tăng. Phương thức quản lý thuế
    đối với các DN theo kiểu truyền thống là thanh tra, kiểm tra lần lượt các DN thì
    sẽ không đủ nguồn lực và không đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của quản lý thuế.
    Tình hình này đòi hỏi phải có cơ chế, phương pháp quản lý mới hiệu quả hơn.
    Trong những năm gần đây, ngành Thuế đã từng bước áp dụng quản lý rủi
    ro vào hoạt động quản lý thuế. Qua một số năm áp dụng đã bước đầu phát huy
    hiệu quả và được xác định là hướng đi đúng đắn trong quá trình hiện đại hóa
    ngành Thuế. Trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật Quản lý thuế, ngành Thuế
    đã chủ động đề xuất Chính phủ trình Quốc hội xem xét, bổ sung qui định về áp
    dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Quy định này đã được Quốc hội
    khóa XIII, kỳ họp thứ 4 năm 2012 thông qua tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số
    điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực từ ngày 1/7/2013.
    Quản lý rủi ro trong quản lý thuế đã được nhiều nước trên thế giới áp
    dụng. Những vấn đề lý luận căn bản về quản lý rủi ro trong quản lý thuế cũng đã
    được nghiên cứu, bổ sung và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, với mỗi quốc
    gia, mỗi nền kinh tế có những cơ chế, phương thức tổ chức quản lý xã hội, quản
    lý thuế khác nhau thì cũng có những luận điểm riêng trong quản lý rủi ro về
    thuế. Tuy nhiên, khoa học là con đường không có giới hạn cuối cùng. Khi thực
    tiễn tiếp tục thay đổi thì cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và phát triển cơ sở
    lý luận làm nền tảng cải tạo thực tiễn. Đặc biệt, việc nghiên cứu bổ sung và hoàn
    thiện cơ sở lý luận về vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra
    thuế ở Việt Nam trong điều kiện thực tiễn Việt Nam mang cả ý nghĩa lý luận và
    thực tiễn. Theo đó, việc tiếp tục nghiên cứu quản lý rủi ro trong hoạt động thanh
    tra thuế hướng đến mục tiêu rút ra những giá trị cốt lõi phù hợp với thực tiễn 2

    Việt Nam và sự những điều chỉnh cần thiết trong quá trình vận dụng trong quản
    lý thuế ở Việt Nam.
    Bên cạnh đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của các nước về quản
    lý rủi ro trong quản lý thuế nói chung và thanh tra thuế nói riêng để có được bài
    học thực tiễn khi áp dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay
    là rất cần thiết, nhằm giảm bớt, rút ngắn quán trình thử nghiệm, góp phần hoàn
    thiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế trong thời gian tiếp theo.
    Quá trình tổ chức thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nói
    chung, cải cách hành chính về thuế nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực,
    tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế dễ dàng thực hiện nghĩa vụ thuế của
    mình với Nhà nước. Đồng thời, cũng giúp cơ quan thuế quản lý được tốt hơn,
    hạn chế tình trạng trốn thuế, gian lận thuế. Những năm qua ngành Thuế đã có
    nhiều bước đột phá trong việc thí điểm áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
    và trong thanh tra thuế. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những
    thành công nhất định, song việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh
    tra thuế ở Việt Nam thời gian qua vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc
    phục, đặc biệt trong bối cảnh giai đoạn đầu áp dụng phương thức quản lý này
    ở Việt Nam. Bởi vậy, việc nghiên cứu về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh
    tra thuế đối với DN là cần thiết khách quan cả về lý luận và thực tiễn.
    Do việc nghiên cứu hoàn thiện quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra
    thuế có tầm quan trọng như vậy nên trong thời gian vừa qua ở Việt Nam đã có
    một số công trình nghiên cứu về chủ đề này và đã có những kết quả nhất định.
    Tuy nhiên, tính đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách
    đầy đủ, toàn diện và chuyên sâu về chủ đề này ở Việt Nam.
    Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu luận án
    tiến sĩ “Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở
    Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 3

    Luận án nghiên cứu các cách thức, phương pháp áp dụng quản lý rủi ro
    trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp.
    2.2. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu đối với người nộp thuế là DN do cơ quan thuế quản
    lý, không bao gồm DN kê khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do cơ quan Hải
    quan quản lý, DN hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Luận án không nghiên cứu
    về thanh tra thuế theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, không nghiên cứu thanh tra lại
    (phúc tra) kết quả thanh tra và thanh tra hoàn thuế.
    Giới hạn về không gian nghiên cứu của luận án là các DN do Cơ quan
    thuế tiến hành thanh tra thuế.
    Thời gian đánh giá thực trạng giới hạn trong giai đoạn 2009 – 2014.
    Các giải pháp được kiến nghị cho cơ quan thanh tra thuế ở cấp Tổng cục,
    Cục Thuế, không áp dụng cho Chi cục Thuế do chưa có bộ phận thanh tra.
    Lộ trình áp dụng các giải pháp kiến nghị áp dụng từ năm 2015 đến năm
    2020, tầm nhìn đến năm 2025.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu chung: Làm rõ cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm
    trong nước và quốc tế về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế. Đề xuất
    các giải pháp nhằm áp dụng có hiệu quả quản lý rủi ro trong thanh tra thuế đối
    với các DN ở Việt Nam trong thời gian tới.
    Mục tiêu cụ thể:
    Một là, đánh giá những kết quả nghiên cứu đã đạt được, những vấn đề
    chưa nghiên cứu (khoảng hở) của các công trình đã công bố trước đây nhằm tìm
    ra hướng nghiên cứu riêng của tác giả đối với quản lý rủi ro trong hoạt động
    thanh tra thuế đối với DN.
    Hai là, hệ thống hóa, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về quản lý rủi ro
    trong thanh tra thuế đối với DN.
    Ba là, vận dụng phương pháp khảo sát đánh giá thực trạng áp dụng quản
    lý rủi ro trong thanh tra thuế đối với DN của CQT ở Việt Nam, chỉ ra những mặt
    được và chưa được cũng như những nguyên nhân chủ quan, khách quan của 4

    những hạn chế liên quan đến áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế giai
    đoạn 2009-2014.
    Bốn là, nêu những quan điểm về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động
    thanh tra thuế đối với DN thời gian tới và tìm ra các giải pháp chủ yếu nhằm
    hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra
    thuế đối với DN phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duy
    vật lịch sử.
    Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng để nhận thức bản chất của
    các hiện tượng tự nhiên, kinh tế-xã hội. Đối tượng nghiên cứu là quản lý rủi ro
    trong thanh tra thuế được đặt trong trạng thái vận động phát triển và có các mối
    liên hệ chặt chẽ, biện chứng, cho phép phân tích tổng hợp một cách khách quan
    các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong
    thanh tra thuế ở Việt Nam qua nhiều năm, cho chúng ta một cách nhìn khoa học
    xuyên suốt nhằm đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện quản lý rủi ro trong
    thanh tra thuế phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay.
    Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng khi đặt đối tượng nghiên cứu
    là quản lý rủi ro trong thanh tra thuế trong giai đoạn cụ thể (2009-2014), với
    những chính sách chủ trương của Đảng trong từng giai đoạn, đứng trên quan
    điểm lịch sử để đánh giá, đồng thời dựa vào những tiền đề đó được hình thành
    trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra thuế của ngành
    Thuế để tìm hiểu, kiểm chứng và đánh giá quá trình phát triển trong tương lai.
    Luận án còn sử dụng phương pháp thu thập và xử lý số liệu qua các tài
    liệu thứ cấp đã được công bố qua các báo cáo tổng kết, niên giám thống kê, tạp
    chí khoa học có uy tín và trên cả các website của các cơ quan nhà nước ở trung
    ương và địa phương. Phương pháp này chủ yếu dùng để nghiên cứu Chương 3-
    Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở
    Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014.
    Sau khi thu thập số liệu, luận án sử dụng phương pháp thống kê, mô tả để
    tiến hành tổng hợp các loại chỉ số tương đối, tuyệt đối và số bình quân. Trên cơ 5

    sở đó, luận án mô tả quy mô và sự thay đổi của các số liệu về quản lý rủi ro
    trong thanh tra thuế đối với các DN ở Việt Nam. Phương pháp này chủ yếu được
    sử dụng trong chương 3, 4 của Luận án.
    Với những tài liệu được thống kê, luận án sử dụng phương pháp so sánh để
    phân tích các hiện tượng kinh tế, xã hội mang tính thống nhất giữa hiện tượng này
    với hiện tượng khác, giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc, giữa loại hình này với loại hình
    khác. Phương pháp này được vận dụng chủ yếu ở chương 3 trong Luận án.
    Với phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở chương 1, tác giả
    đã tổng hợp các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án về
    những mặt đã nghiên cứu và khoảng hở cần tiếp tục nghiên cứu, để tổng hợp
    phân tích thực trạng quản lý rủi ro. Đồng thời, tại chương 3 phương pháp này
    được dùng để phân tích, tổng hợp thực trạng quản lý rủi ro trong thanh tra
    thuế, từ đó khái quát các kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của quản
    lý rủi ro thanh tra thuế thời gian qua. Phương pháp còn được tái sử dụng khi
    tác giả đưa ra các yêu cầu, định hướng đối với quản lý rủi ro thanh tra thuế
    trong thời gian tới ở chương 4.
    Đóng góp vào thành công của đề tài, tác giả đã vận dụng nhuần nhuyễn
    phương pháp nghiên cứu tại bàn và khảo sát trực tiếp từ các cán bộ thanh tra
    trong ngành Thuế: số liệu sơ cấp có được từ việc khảo sát bằng bảng hỏi với
    mẫu khảo sát gồm 350 công chức thanh tra thuế tại 15 cơ quan thuế ở các miền
    (Bắc, Trung, Nam), ở các vùng (vùng núi, đồng bằng, thành phố) được lựa chọn
    ngẫu nhiên, đã nhận về 281 phiếu khảo sát.
    Cách thức khảo sát: phát trực tiếp phiếu câu hỏi khảo sát đến các cán bộ thuế.
    Nội dung khảo sát: tính hiệu quả của thanh tra thuế theo cơ chế quản lý
    rủi ro trong quản lý thuế.
    Cách thiết kế câu hỏi và bảng hỏi: Các câu hỏi thiết kế theo hai dạng:
    đóng (chọn một phương án đúng) hoặc mở (có thể có nhiều đáp án đúng hoặc có
    cách trả lời khác).
    Cách thức tổng hợp kết quả khảo sát: Bảng hỏi được thu thập theo kênh
    gửi qua hình thức thu trực tiếp kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các cán bộ thanh 6

    tra thuế. Số liệu xử lý tính toán với phần mềm xử lý số điều tra xã hội học
    (Software package for social survey- SPSS version 16.0).
    Kết quả khảo sát thể hiện góc nhìn của cán bộ thanh tra thuế - là những
    người trực tiếp tham gia vào quản lý rủi ro qua hoạt động thanh tra thuế.
    5. Câu hỏi nghiên cứu
    Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án cần phải trả lời được các
    câu hỏi chủ yếu sau đây:
    - Thế nào là quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế?
    - Quy trình áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế như thế
    nào ?
    - Các nước trên thế giới đã áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra
    thuế như thế nào? Những kinh nghiệm gì tốt và chưa tốt có thể rút ra cho quá
    trình vận dụng ở Việt Nam?
    - Đánh giá rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế dựa trên những tiêu chí
    nào? Kết quả vận dụng quản lý rủi ro vào thanh tra thuế được đánh giá dựa trên
    những tiêu chí nào?
    - Những nhân tố nào ảnh hưởng tới áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt
    động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp?
    - Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế ở Việt
    Nam như thế nào? Nguyên nhân của thực trạng đó?
    - Để đáp ứng cải cách hiện đại hóa thanh tra thuế đến 2020 cần đưa ra yêu
    cầu gì khi triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế?
    - Các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong
    hoạt động thanh tra thuế trong thời gian tới? Điều kiện để thực hiện các giải
    pháp?
    6. Kết cấu của Luận án
    Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận án được trình bày trong 4
    Chương. Cụ thể như sau:
    - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quản lý rủi ro trong hoạt động
    thanh tra thuế. 7

    - Chương 2: Những vấn đề lý luận về quản lý rủi ro trong hoạt động
    thanh tra thuế đối với doanh nghiệp.
    - Chương 3: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối
    với doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014.
    - Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro trong hoạt động thanh
    tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam.
     
Đang tải...