Tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG VÀ CỦA NGÂN HÀNG

    Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khả năng khách nợ không thể trả nợ cho chủ nợ. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, khách nợ chính là doanh nghiệp, còn chủ nợ là ngân hàng cho doanh nghiệp, là khách hàng của ngân hàng, vay vốn. Tuy nhiên, xét trên phạm vi rộng, quan hệ tín dụng không dừng lại ở đây. Đến lượt doanh nghiệp, sau khi nhận vốn vay từ ngân hàng tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ để cung cấp cho khách hàng. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp có thể phát sinh quan hệ tín dụng thương mại dưới hình thức bán chịu hàng hóa và dịch vụ. Đến đây, doanh nghiệp lại là chủ nợ của một số doanh nghiệp khác. Quá trình cứ như thế tiếp tục, kéo dài và liên quan đến nhiều doanh nghiệp khác nhau.

    Trong chuỗi các quan hệ tín dụng chằng chịt ấy, chỉ cần một khâu hay một đối tượng doanh nghiệp nào đó gặp rủi ro có thể ảnh hưởng lan tỏa đến toàn bộ dây chuyền, trong đó có ngân hàng. Do vậy, quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả cần chú ý đến quản lý rủi ro tín dụng của cả khách hàng lẫn ngân hàng, mặc dù cơ chế và giải pháp quản lý rủi ro rất khác nhau.

    Thực tiễn quản lý tín dụng ở Việt Nam trước đây và thỉnh thoảng hiện nay đã chứng kiến nhiều vụ đổ bể tín dụng, kể cả quy mô lớn và nhỏ, mang tính chất dây chuyền trong đó liên quan và liên đới trách nhiệm đến cả khách hàng lẫn ngân hàng. Đây cũng là bằng chứng thực tiễn cho thấy rủi tín dụng của khách hàng có tác động nhất định đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Do đó, không nên quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng tách biệt rủi ro tín dụng của khách hàng.



    QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

    Phần trước đã chỉ ra mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng của khách hàng với rủi ro tín dụng của ngân hàng. Do vậy, ngân hàng cần hỗ trợ cho khách hàng trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, quản lý là công việc riêng của từng tổ chức, do lãnh đạo cấp cao nhất của tổ chức đó quyết định và thực hiện. Cho nên, ngân hàng không thể đơn giản can thiệp vào quản lý rủi ro tín dụng của doanh nghiệp theo kiểu áp đặt của ngân hàng. Thay vào đó, ngân hàng có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp quản lý rủi ro tín dụng gián tiếp thông qua hai hoạt động là tư vấn chính sách tín dụng và cun
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...