Luận Văn Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng á châu –chi nhánh sài gòn.

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LI M ĐẦU

    Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng và là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế như sản xuất, thương mại, dịch vụ Điều quan tâm của các ngân hàng thương mại đều là mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng dễ gặp rủi ro hơn bất cứ ngành nghề nào khác, và tác hại cũng to lớn hơn những ngành nghề khác. Rủi ro của một ngân hàng có thể làm sụp đổ cả một hệ thống ngân hàng, cả một nền kinh tế chứ không riêng gì ngân hàng đó.
    Xét bản chất của rủi ro là sự tiềm ẩn, không dự đoán và lường trước được nên người ta không thể nào tiêu diệt được rủi ro. Do đó, quản lý rủi ro là một bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thông qua đó, ngân hàng tìm ra nguyên nhân và các biện pháp hữu hiệu để hạn chế tác hại của rủi ro.
    Trong bối ảnh đất nước đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, ngành ngân hàng phải hết sức thận trọng, giảm thiểu rủi ro để có thể đứng vững và tích tụ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
    Nhìn thấy tầm quan trọng của ngành ngân hàng trong nền kinh tế và tác hại của rủi ro trong hoạt động ngân hàng, em chọn đề tài “ Quản lý rủi ro tín dụng” nhằm tìm hiểu những giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.




    PHẦN 1:
    CƠ SỞ LÝ LUẬNI.TÍN DỤNG
    1.Khái niệm:
    Tín dụng là một phạm trù kinh tế đã tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế xã hội.
    Về phương diện khoa học, có nhiều khái niệm về tín dụng:
    · Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, tín dụng là quan hệ vay mượn và sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay mà trong đó 2 chủ thể này sẽ thoả thuận với nhau về thời hạn nợ cũng như mức lãi cụ thể mà người đi vay phải trả trong một kỳ trả nợ .
    · Còn hiểu theo nghĩa rộng thì tín dụng là sự huy động điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn trong nền kinh tế.
    Thuật ngữ tín dụng xuất phát từ tiếng Latinh là Creditium có nghĩa là lòng tin và sự tín nhiệm. Cụ thể hơn trong quan hệ tín dụng, người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ hoàn trả đầy đủ cả vốn và lãi cho mình đúng hạn nên đem tài sản tiền bạc của mình ra cho người kia vay ( mặc dù ngày nay khi cho vay không hẳn hoàn toàn chỉ dựa vào lòng tin mà còn phải xét đến nhiều điều kiện khác như mục đích vay, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo )
    Hoạt động tín dụng được diễn ra qua 3 giai đoạn:
    · Giai đoạn cấp tín dụng: đây là giai đoạn người cho vay chuyển giao vốn tín dụng cho người đi vay dưới hình thức bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
    · Giai đoạn chuyển giao vốn tín dụng: đây là giai đoạn bên đi vay sử dụng vốn tín dụng vào mục đích kinh doanh, tiêu dùng hoặc các nhu cầu giao dịch khác trong nền kinh tế.
    · Giai đoạn hoàn trả tín dụng: đây là giai đoạn hoàn trả vốn gốc và lãi cho người cho vay khi hết thời hạn vay. Tính hoàn trả và có lãi chính là đặc trưng cơ bản của tín dụng.
    Với các khái niệm khác nhau về tín dụng, dù ở phương thức sản xuất nào đi nữa, tín dụng bao giờ cũng có 3 đặc điểm sau:
    Ø Tín dụng thể hiện sự chuyển giao vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc tài sản từ người cho vay sang người đi vay. Sự chuyển giao này thể hiện bằng sự thoả thuận về việc ứng trước tiền vay.
    Ø Sự chuyển giao này chỉ mang tính chất tạm thời bởi chỉ chuyển giao quyền sử dụng vốn chứ không làm thay đổi quyền sở hữu vốn của người cho vay.
    Ø Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được hoàn trả, có nghĩa là sau một thời gian xác định cụ thể thì bên đi vay phải trả cho bên cho vay một số tiền lớn hơn số tiền vay ban đầu, phần chênh lệch hơn này gọi là lợi tức tín dụng hay còn được gọi là “lãi”. Lãi chính là giá cả của khoản vay. Điều này cho thấy giá trị của tín dụng không những được bảo toàn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng.
    Từ những phân tích trên cho thấy bản chất tín dụng là hệ thống các quan hệ kinh tế được hình thành thông qua quan hệ vay mượn giữa người đi vay và người cho vay, nhằm điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu đáp ứng nhu cầu về vốn cho sự phát triển của nền kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...