Tài liệu quan-ly-rui-ro-tai-chinh.pdf

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục đích của quản lý tài chính là để tăng cường lợi nhuận của các ngân hàng và
    tăng giá trị của ngân hàng trên thị trường. Tuy nhiên, chiến lược nhằm vào mục đích
    tăng lợi nhuận cũng có nghĩa là phải chấp nhận nhiều rủi ro, vì vậy những nhà quản lý
    phải theo đuổi mục đích lợi nhuận theo cách thức phải đảm bảo khả năng thanh toán và
    hạn chế được những rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, và rủi ro về kinh
    doanh ngoại tệ. Để đạt được cùng lúc được hai mục tiêu là năng cao lợi nhuận và quản lý
    rủi ro, hầu hết các ngân hàng thượng mại trên thế giới đều thành lập Ban quản lý tài sản
    nợ_có. Ban này bao gồm chủ tịch ngân hàng, giám đốc và những người điều hành bộ
    phận như quản lý tài sản có (quản lý việc cho vay trong nước và quốc tế), quản lý tài sản
    nợ (quản lý việc thu hút tiền gởi) và phân tích tình hình kinh tế của ngân hàng. Ban quản
    lý tài sản nợ_có sẽ chịu trách nhiệm đưa ra các chiến lược cho vay và thu hút tiền gửi.
    Ban này sẽ họp vài lần trong một tháng để thảo luận và đưa ra chiến lược nhằm nâng
    cao lợi nhuận và không phải chịu nhiều rủi ro.
    Vấn đề chủ chốt mà Ban quản lý tài sản nợ có cần quan tâm xem xét đó là sự
    chênh lệch về lãi suất giữa lãi suất cho vay( lãi suất được thu từ việc cho vay và kinh
    doanh các tài sản có khác) và lãi suất huy động vốn ( lãi suất trong việc gửi tiền và vay
    nợ khác). Sau khi xem xét bảng cân đối tài sản những quy định pháp lý trong hoạt động
    ngân hàng, mức độ cạnh tranh với các ngân hàng khác, tình hình kinh tế nói chung, xem
    xét các đơn xin vay vốn, tình hình huy động vốn hiện tại, Ban này sẽ ra quyết định về
    việc định giá các khoản cho vay, cụ thể là các quyết định về lãi suất cơ bản đối với một
    số khoản vay và liệu nên đưa ra lãi suất cố định hay thả nổi đối với các khoản vay. Hơn
    nữa, Ban này sẽ đưa ra những cách thức huy động vốn hướng tới việc kinh doanh tài sản
    có. Điều này sẽ được thực hiện thông qua việc thay đổi lãi suất huy động và mở rộng
    chiến lược cho vay, tiếp cận khách hàng trên thị trường. Mục tiêu là đảm bảo sự chênh
    lệch giữa lãi suất thực dương giữa tài sản có và tài sản nợ, nghĩa là lãi suất cho vay phải
    cao hơn lãi suất huy động, đảm bảo cho việc kinh doanh có lãi. Nếu lãi suất cho vay thấp
    hơn lãi suất huy động, thu nhập ngân hàng sẽ giảm và vốn của ngân hàng cũng giảm
    theo. Nếu việc này kéo dài, ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng không có khả năng thanh
    toán.
    Mọi quyết định do Ban này đưa ra se ảnh hưởng trực tiếp đén tài sản nợ và tài
    sản nợ và tài sản có của ngân hàng và
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...