Thạc Sĩ Quản lý quỹ ngân sách nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Mô hình tổ chức quản lý quỹ Ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay:
    Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp. Quỹ ngân sách nhà nước được quản lý tại Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, thành hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương, theo đơn vị hành chính (đến cấp huyện).
    1. Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước:
    Kho bạc Nhà nước là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu.
    Kho bạc Nhà nước có tư cách pháp nhân, có Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của hệ thống Kho bạc Nhà nước. Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công.
    Kho bạc Nhà nước có cơ cấu tổ chức như sau:
    1.1. Bộ máy giúp việc Tổng Giám đốc:
    Có Ban Kế hoạch tổng hợp; Ban Kế toán; Ban Thanh toán vốn đầu tư; Ban Huy động vốn; Ban Kho quỹ; Ban Kiểm tra, kiểm soát; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Tài vụ - Quản trị; Văn phòng; Sở Giao dịch KBNN.
    1.2. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
    Có Trung tâm Tin học và Thống kê; Trung tâm Bồi dưỡc nghiệp vụ; Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia.
    1.3. Kho bạc Nhà nước tỉnh:
    Kho bạc Nhà nước ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Kho bạc Nhà nước tỉnh) là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước, có chức năng thực hiện nhiệm vụ Kho bạc Nhà nước trên địa bàn. Kho bạc Nhà nước tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Kho bạc Nhà nước tỉnh có Giám đốc và một số Phó Giám đốc. Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn. Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh chịu trách nhiệm trước Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh về lĩnh vực công tác được phân công.
    Bộ máy giúp việc Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh có không quá 8 phòng, gồm: Phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng Kế toán; Phòng Thanh toán vốn đầu tư; Phòng Kho quỹ; Phòng Kiểm tra, kiểm soát; Phòng Tin học; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Hành chính - Tài vụ - Quản trị.
    Riêng Kho bạc Nhà nước Hà Nội có không quá 11 phòng, Kho bạc Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 9 phòng.
    1.4. Kho bạc Nhà nước huyện:
    Kho bạc Nhà nước ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước huyện) là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thực hiện nhiệm vụ Kho bạc Nhà nước trên địa bàn. Kho bạc Nhà nước huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Kho bạc Nhà nước huyện có Giám đốc và một số Phó Giám đốc. Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện chịu trách nhiệm trước Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh về toàn bộ hoạt động của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn. Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện chịu trách nhiệm trước Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện về lĩnh vực công tác được phân công.
    Giúp việc cho Giám đốc có các bộ phận chủ yếu như: Bộ phận Kế hoạch, bộ phận Kế toán, bộ phận Kho quỹ.
    2. Quan hệ giữa các đơn vị Kho bạc Nhà nước:
    Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước với sự giúp việc của các Ban và Văn phòng xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm của Kho bạc Nhà nước, ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, tổ chức điều hành, chỉ đạo và kiểm tra toàn bộ hoạt động của các đơn vị Kho bạc Nhà nước trong hệ thống thực hiện các nhiệm vụ được giao.
    Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Kho bạc Nhà nước huyện tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; thông tin, báo cáo và chịu sự lãnh đạo, kiểm tra của Kho bạc Nhà nước cấp trên.
    Giữa hai đơn vị Kho bạc Nhà nước với tư cách là hai đơn vị độc lập trong cùng một hệ thống thường có quan hệ phối hợp thanh toán, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chung của Kho bạc Nhà nước. Một nghiệp vụ thanh toán có thể phát sinh ở Kho bạc Nhà nước này nhưng kết thúc ở Kho bạc Nhà nước khác, hoặc ngược lại.
    3. Tài khoản của ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc Nhà nước:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...