Chuyên Đề Quản lý, quản lý Nhà nước, quản lý hành chính Nhà nước?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Một số vấn đề chung về quản lý:
    1. Khái niệm về quản lý:
    Quản lý là một tất yếu khách quan do lịch sử quy định, là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật đạt tới mục đích đề ra và đúng ý chí của người quản lý.
    Các loại hình quản lý
    Các loại hình này đều có một xuất phát điểm giống nhau là do con người điều khiển, nhưng khác nhau về đối tượng:
    - Loại hình thứ nhất là quá trình quản lý sinh học, thiên nhiên, môi trường
    - Loại hình thứ hai là quản lý trong kỹ thuật (việc điều khiển máy tính, người máy, thông tin viễn thông .).
    - Loại hình thứ ba là quản lý xã hội. Đây là loại hình quản lý quan trọng nhất,

    Phương thức điều khiển trong lịch sử xã hội loài người
    Phương thức thứ nhất: Điều khiển như là một quá trình tự quản, tự giác của một cộng đồng nhằm hướng tới một mục tiêu chung, lợi ích chung.
    Phương thức quản lý này đã tồn tại trong xã hội nguyên thủy
    Phương thức thứ hai: Điều khiển là một quá trình cưỡng bức bởi một lực lượng phát sinh từ xã hội, nhưng dường như nó tách rời khỏi xã hội, đứng trên và đứng ngoài xã hội.
    Lực lượng xã hội chính là Nhà nước. Quyền lực Nhà nước được thực hiện bởi 3 nhóm quyền lực cơ bản: Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.

    2. Những yếu tố cơ bản của quản lý:

    2.1. Yếu tố xã hội tức là yếu tố con người:
    Con người vừa là mục đích, vừa là động lực và lực lượng của quá trình phát triển xã hội; cũng tức là mục đích của hoạt động quản lý.
    2.2. Yếu tố chính trị
    Chính trị là định hướng của quản lý. Ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện tập trung ở các đảng chính trị. Trong xã hội hiện đại, bất cứ nhà nước nào cũng đều thuộc đảng chính trị này hay đảng chính trị khác lãnh đạo tùy tình hình lịch sử của nước đó.

    Ở Việt Nam, điều 4 của Hiến pháp năm 1992 đã ghi “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”.

    2.3. Yếu tố tổ chức:
    Tổ chức là một khoa học về sự thiết lập các mối quan hệ giữa các con người để thực hiện một công việc quản lý

    Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ rằng một tổ chức được sinh ra và tồn tại do nhu cầu quản lý xã hội, nhu cầu công việc, nhất thiết không được xuất phát từ tình cảm riêng tư của một nhóm hoặc một cá nhân lãnh đạo nào.
    Một tổ chức đã hình thành thì phải có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng, có một đội ngũ viên chức đủ mạnh để thực thi công vụ, đồng thời phải hoạt động và hoạt động có hiệu quả mang lai lợi ích cho xã hội.

    Quyền uy là thể thống nhất của quyền lực và uy tín.
    Quyền lực là công cụ quản lý bao gồm một hệ thống pháp luật, điều lệ, quy chế, nội quy, kỷ luật, kỷ cương .được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân công, phân cấp rành mạch trên cơ sở ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật quản lý.

    Uy tín là phẩm chất, đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức và năng lực thực hiện đổi mới, biết tổ chức và diều hành công việc, trung thực, thẳng thắn, có lối sống lành mạnh, có khả năng đoàn kết, có phong cách dân chủ, tập thể có ý thức tổ chức kỷ luật, gương mẫu, nói đi đôi với làm, được quần chúng tín nhiệm.

    2.5. Yếu tố thông tin
    Thông tin là một trong những điều kiện quản lý, là căn cứ để ra các quyết định quản lý.
    3. Khái niệm về quản lý hành chính nhà nước:
    3.1. Nhà nước quản lý:
    Nhà nước quản lý có nghĩa: chủ thể quản lý là nhà nước.

    3.2. Quản lý nhà nước:
    Quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, được sử dụng các quyền lực nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

    Quản lý nhà nước ở Việt Nam có các đặc điểm cơ bản sau đây:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...